Trong Chiến lược tài chính có giải pháp tăng cường hiệu quả hợp tác tài chính như thế nào?
Tăng cường hiệu quả hợp tác tài chính trong Chiến lược tài chính như thế nào?
Căn cứ tiết a tiểu mục 8 Mục III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về tăng cường hiệu quả hợp tác tài chính trong Chiến lược tài chính như sau:
a) Tăng cường hiệu quả hợp tác tài chính
Rà soát và hoàn thiện khung khổ, thỏa thuận hợp tác tài chính với các đối tác quan trọng như các tổ chức tài chính, diễn đàn tài chính quốc tế và các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính tại các nước đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác truyền thống của Việt Nam.
Phát triển chiều sâu, nâng cao hiệu quả thực chất hợp tác tài chính và hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực tài chính; định hình các công cụ, cơ chế tài chính khu vực để hỗ trợ quản lý kinh tế vĩ mô, tài chính công, thị trường tài chính; tăng cường đối thoại chính sách nhằm nâng cao độ tin cậy trong quan hệ đối tác hợp tác tài chính và quảng bá thu hút nguồn lực từ bên ngoài, huy động tiếp nhận và quản lý hiệu quả các hoạt động/chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác dành cho Bộ Tài chính.
Tăng cường hiệu quả hợp tác tài chính trong Chiến lược tài chính: Phát triển chiều sâu, nâng cao hiệu quả thực chất hợp tác tài chính và hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực tài chính; định hình các công cụ, cơ chế tài chính khu vực để hỗ trợ quản lý kinh tế vĩ mô, tài chính công, thị trường tài chính; tăng cường đối thoại chính sách nhằm nâng cao độ tin cậy trong quan hệ đối tác hợp tác tài chính và quảng bá thu hút nguồn lực từ bên ngoài, huy động tiếp nhận và quản lý hiệu quả các hoạt động/chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác dành cho Bộ Tài chính.
Trong Chiến lược tài chính có giải pháp tăng cường hiệu quả hợp tác tài chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Chiến lược tài chính có giải pháp chủ động hội nhập quốc tế về tài chính ra sao?
Theo tiết b tiểu mục 8 Mục III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp chủ động hội nhập quốc tế về tài chính trong Chiến lược tài chính như sau:
b) Chủ động hội nhập quốc tế về tài chính
Hoàn thiện đồng bộ thể chế và thực thi các cam kết hội nhập về thuế, hải quan, dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán, kế toán - kiểm toán... Nghiên cứu, đề xuất thực thi cam kết thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các khuôn khổ song phương và đa phương một cách chủ động hơn nhằm giảm tập trung thương mại, đặc biệt là nhập khẩu từ một số đối tác cụ thể.
Tăng cường hiệu quả thực hiện các cam kết hội nhập tài chính thông qua việc nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo tác động tới nền kinh tế và lĩnh vực tài chính; nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách để đảm bảo an toàn tài chính trong điều kiện thực hiện đầy đủ cam kết hội nhập quốc tế; tăng cường và nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền về lợi ích và thách thức từ thực thi các cam kết tài chính tới các tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chủ động hội nhập quốc tế về tài chính: Hoàn thiện đồng bộ thể chế và thực thi các cam kết hội nhập về thuế, hải quan, dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán, kế toán - kiểm toán... Tăng cường hiệu quả thực hiện các cam kết hội nhập tài chính thông qua việc nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo tác động tới nền kinh tế và lĩnh vực tài chính.
Tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý, giám sát tài chính trong Chiến lược tài chính như thế nào?
Tại tiểu mục 9 Mục III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý, giám sát tài chính; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như sau:
a) Hoàn thiện thể chế, bộ máy, công cụ phân tích, giám sát các cân đối tài chính lớn, các chỉ tiêu an toàn nợ, cảnh báo mức độ rủi ro đối với danh mục nợ công, nợ chính phủ và nợ chính quyền địa phương. Phát triển hệ thống thông tin thống kê tài chính tập trung, tích hợp với hệ thống thống kê kinh tế quốc dân và hệ thống thống kê tiền tệ của Nhà nước phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu trong quản lý, điều hành nền tài chính quốc gia.
Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước, nợ công theo nguyên tắc rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin; xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, gây lãng phí ngân sách nhà nước.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc mua sắm, xây dựng, quản lý, sử dụng tài sản công đảm bảo tiết kiệm, đúng mục đích, tiêu chuẩn và định mức. Xử lý nghiêm theo pháp luật và công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây lãng phí tài sản công.
Thiết lập, vận hành khung quản lý rủi ro hiện đại trong quản lý ngân quỹ nhà nước và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin để tăng cường bảo mật, dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống. Hoàn thiện cơ chế tổng hợp, lập báo cáo tài chính ngân sách, đặc biệt là báo cáo tài chính nhà nước, theo hướng nâng cao tính đầy đủ, kịp thời, chính xác của thông tin báo cáo, phù hợp với thông lệ quốc tế.
b) Hoàn thiện thể chế, bộ máy, hạ tầng, công cụ giám sát các hoạt động của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, đảm bảo thị trường vận hành an toàn, minh bạch, ổn định và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tăng cường kiểm soát đối với lĩnh vực xổ số và trò chơi có thưởng.
c) Hoàn thiện cơ chế và hệ thống các tiêu chí giám sát tài chính doanh nghiệp theo nguyên tắc mục tiêu tổng thể, thị trường; thực hiện theo lộ trình việc đánh giá, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy và cán bộ quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp. Thực hiện công khai gắn với trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu về các thông tin tài chính doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
d) Nâng cao năng lực, chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra tài chính trong tất cả các lĩnh vực; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống giám sát nội bộ, khung kiểm soát rủi ro và hoạt động kiểm toán nội bộ. Tăng cường và tổ chức tốt cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra với các cơ quan chức năng để đảm bảo hiệu quả, kỷ cương, kỷ luật tài chính.
đ) Kiểm soát các yếu tố hình thành giá, các phương án giá của các hàng hóa, dịch vụ độc quyền, hàng hóa thuộc danh mục Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá; hàng hóa, dịch vụ công ích.
e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá kết hợp với quản lý thuế để ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý; đồng thời xử lý kịp thời tình trạng chuyển giá, gian lận, trốn, tránh thuế. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của thị trường hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ thao túng thị trường.
g) Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong trường hợp xảy ra lãng phí. Quyết liệt trong xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra để thu hồi tối đa cho Nhà nước tiền, tài sản bị vi phạm, chiếm đoạt, sử dụng sai quy định, lãng phí phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.
Hoàn thiện thể chế, bộ máy, công cụ phân tích, giám sát các cân đối tài chính lớn, các chỉ tiêu an toàn nợ, cảnh báo mức độ rủi ro đối với danh mục nợ công, nợ chính phủ và nợ chính quyền địa phương. Phát triển hệ thống thông tin thống kê tài chính tập trung, tích hợp với hệ thống thống kê kinh tế quốc dân và hệ thống thống kê tiền tệ của Nhà nước phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu trong quản lý, điều hành nền tài chính quốc gia.
+ Hoàn thiện thể chế, bộ máy, hạ tầng, công cụ giám sát các hoạt động của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, đảm bảo thị trường vận hành an toàn, minh bạch, ổn định và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tăng cường kiểm soát đối với lĩnh vực xổ số và trò chơi có thưởng.
+ Hoàn thiện cơ chế và hệ thống các tiêu chí giám sát tài chính doanh nghiệp theo nguyên tắc mục tiêu tổng thể, thị trường; thực hiện theo lộ trình việc đánh giá, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy và cán bộ quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp. Thực hiện công khai gắn với trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu về các thông tin tài chính doanh nghiệp.
+ Nâng cao năng lực, chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra tài chính trong tất cả các lĩnh vực; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống giám sát nội bộ, khung kiểm soát rủi ro và hoạt động kiểm toán nội bộ. Tăng cường và tổ chức tốt cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra với các cơ quan chức năng để đảm bảo hiệu quả, kỷ cương, kỷ luật tài chính.
+ Kiểm soát các yếu tố hình thành giá, các phương án giá của các hàng hóa, dịch vụ độc quyền, hàng hóa thuộc danh mục Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá; hàng hóa, dịch vụ công ích. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá kết hợp với quản lý thuế để ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý; đồng thời xử lý kịp thời tình trạng chuyển giá, gian lận, trốn, tránh thuế. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của thị trường hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ thao túng thị trường.
+ Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong trường hợp xảy ra lãng phí. Quyết liệt trong xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra để thu hồi tối đa cho Nhà nước tiền, tài sản bị vi phạm, chiếm đoạt, sử dụng sai quy định, lãng phí phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo