Quy định về kinh phí thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp là gì?

Kinh phí thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp ra sao? Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp ra sao? Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp như thế nào?

Kinh phí thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp ra sao?

Tại Mục III Điều 1 Quyết định 1268/QĐ-TTg năm 2022 quy định về kinh phí thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp như sau:

1. Kinh phí thực hiện Chương trình gồm: Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ theo khả năng cân đối và phân cấp ngân sách quy định tại Luật Ngân sách nhà nước; kinh phí từ tài chính công đoàn trên cơ sở cân đối các nguồn thu - chi của công đoàn các cấp (không bao gồm ngân sách nhà nước) và các nguồn huy động hợp pháp khác, trong đó:
a) Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với các nội dung chi: i) Chi tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu, tập huấn triển khai các nội dung của Chương trình; ii) Chi điều tra, khảo sát về tình hình, nhu cầu học tập của công nhân lao động để có các hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả; iii) Chi công tác tuyên truyền: tổ chức các hoạt động tuyên truyền (sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình trên phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông, các tài liệu phục vụ cho hoạt động tuyên truyền) về đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại doanh nghiệp; iv) Chi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành về đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại doanh nghiệp; v) Chi thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
b) Nguồn tài chính công đoàn thực hiện các nội dung chi: i) Chi tổ chức thực hiện đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động tạo điều kiện cho công nhân lao động học tập; ii) Chi tuyên truyền, biên soạn tài liệu, tập huấn cho cán bộ công đoàn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống cho công nhân lao động; iii) Phát động, tổ chức, thực hiện các phong trào thi đua về đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại doanh nghiệp; khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chương trình.
c) Nguồn kinh phí khác thực hiện các nội dung chi: i) Chi cho công tác đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động khi mới vào doanh nghiệp, đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác thuộc doanh nghiệp; ii) Khuyến khích doanh nghiệp ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện nâng cao tay nghề cho công nhân lao động.
2. Căn cứ các nhiệm vụ được giao, hằng năm, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đồng thời lập dự toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp bố trí kinh phí thực hiện Chương trình.
3. Việc lập, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn luật.

Kinh phí thực hiện Chương trình gồm: Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ theo khả năng cân đối và phân cấp ngân sách quy định tại Luật Ngân sách nhà nước; kinh phí từ tài chính công đoàn trên cơ sở cân đối các nguồn thu - chi của công đoàn các cấp (không bao gồm ngân sách nhà nước) và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Quy định về kinh phí thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp là gì?

Quy định về kinh phí thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp là gì? (Hình từ Internet)

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp ra sao?

Tại tiểu mục 1 Mục IV Điều 1 Quyết định 1268/QĐ-TTg năm 2022 quy định về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp như sau:

1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.
b) Chỉ đạo các cấp công đoàn triển khai thực hiện Chương trình, gắn với triển khai các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của ngành, địa phương, đơn vị.
c) Định kỳ hằng năm tổ chức kiểm tra, đôn đốc; sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện. Chỉ đạo các cấp công đoàn triển khai thực hiện Chương trình, gắn với triển khai các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của ngành, địa phương, đơn vị. Định kỳ hằng năm tổ chức kiểm tra, đôn đốc; sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp như thế nào?

Tại tiểu mục 2 Mục IV Điều 1 Quyết định 1268/QĐ-TTg năm 2022 quy định về Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức thực hiện chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp như sau:

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Chương trình; chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học tăng cường các chương trình, xây dựng, khai thác, tích hợp, chia sẻ nguồn tài nguyên giáo dục mở, học liệu mở hỗ trợ công nhân lao động vừa làm, vừa học.
b) Rà soát các quy định theo thẩm quyền, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định về học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt đối với công nhân lao động tham gia học tập.
c) Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức Tuần lễ học tập suốt đời hàng năm; phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam triển khai, thực hiện tiêu chí danh hiệu “Công dân học tập”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Chương trình; Rà soát các quy định theo thẩm quyền, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định về học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt đối với công nhân lao động tham gia học tập. Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức Tuần lễ học tập suốt đời hàng năm; phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam triển khai, thực hiện tiêu chí danh hiệu “Công dân học tập”.

Trân trọng!

Nguyễn Hữu Vi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào