Chiến lược tài chính đến năm 2030 có giải pháp tăng cường đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước thế nào?
- Giải pháp tăng cường đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 như thế nào?
- Chiến lược tài chính đến năm 2030 có tiếp tục cải cách công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước và quản lý ngân quỹ ra sao?
- Thực hiện quản lý chặt chẽ tài sản công trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 được quy định thế nào?
- Chiến lược tài chính đến năm 2030 quy định giải pháp tăng cường tiềm lực dự trữ quốc gia thế nào?
Giải pháp tăng cường đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 như thế nào?
Căn cứ tiết c tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp tăng cường đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 như sau:
c) Đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước
Đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quốc tế tốt về phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách, cơ bản khắc phục tình trạng lồng ghép trong quản lý ngân sách nhà nước, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương; đẩy mạnh phân cấp, khuyến khích các địa phương sáng tạo, tăng thu, huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo sự chủ động và tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương trong việc quyết định, sử dụng ngân sách; tăng quyền hạn và trách nhiệm trong công tác quản lý ngân sách ở các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách cùng với việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, tăng cường kiểm tra, giám sát.
Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù áp dụng cho các vùng kinh tế trọng điểm và một số tỉnh, thành phố lớn; thúc đẩy liên kết vùng, tăng cường hội nhập quốc tế và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng.
Theo đó, giải pháp tăng cường đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 được thực hiện theo quy định của pháp luật nêu trên.
Chiến lược tài chính đến năm 2030 có giải pháp tăng cường đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước thế nào? (Hình từ Internet)
Chiến lược tài chính đến năm 2030 có tiếp tục cải cách công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước và quản lý ngân quỹ ra sao?
Theo tiết d tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về Chiến lược tài chính đến năm 2030 có tiếp tục cải cách công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước và quản lý ngân quỹ như sau:
d) Tiếp tục cải cách công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước và quản lý ngân quỹ
Đổi mới cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế. Thống nhất quy trình và số hóa công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước. Đổi mới phương thức kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo hướng quản lý rủi ro và tăng cường hậu kiểm, gắn với việc tăng cường phân cấp, giao trách nhiệm giải trình cho đơn vị sử dụng ngân sách và tương ứng với mức độ phát triển chức năng kiểm toán nội bộ tại các bộ, ngành, địa phương.
Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân quỹ nhà nước theo hướng tiếp cận với thông lệ quản lý ngân quỹ nhà nước tại các nước phát triển và phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam, đảm bảo quản lý tập trung, an toàn, minh bạch, hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện mô hình thanh toán tập trung của Kho bạc nhà nước. Đa dạng hóa các công cụ đầu tư, đi vay ngân quỹ nhà nước. Gắn kết chặt chẽ giữa quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý ngân sách và quản lý nợ nhằm giảm chi phí và rủi ro nợ vay; tăng cường tính hiệu quả, an toàn, bền vững của hệ thống quản lý tài chính công và nâng cao dư địa tài khóa. Thiết lập khung quản lý rủi ro ngân quỹ nhà nước một cách toàn diện, hiện đại.
Thực hiện quản lý chặt chẽ tài sản công trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 được quy định thế nào?
Tại tiết đ tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về thực hiện quản lý chặt chẽ tài sản công trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 như sau:
đ) Thực hiện quản lý chặt chẽ tài sản công
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công; đặc biệt là pháp luật về tài chính đất đai, tài nguyên, định giá, xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công chuyên ngành, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và tổ chức đánh giá công tác quản lý tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp. Mở rộng, nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công.
Như vậy, thực hiện quản lý chặt chẽ tài sản công tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công; đặc biệt là pháp luật về tài chính đất đai, tài nguyên, định giá, xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công chuyên ngành, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Chiến lược tài chính đến năm 2030 quy định giải pháp tăng cường tiềm lực dự trữ quốc gia thế nào?
Theo quy định tại tiết e tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về Chiến lược tài chính đến năm 2030 quy định giải pháp tăng cường tiềm lực dự trữ quốc gia như sau:
e) Tăng cường tiềm lực dự trữ quốc gia
Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, điều hành hoạt động dự trữ quốc gia; tăng cường dự trữ quốc gia đủ mạnh, có cơ cấu hợp lý, chủ động đáp ứng các nhu cầu đột xuất, cấp bách của nền kinh tế; thúc đẩy xã hội hóa và thu hút nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia.
Tập trung dự trữ các mặt hàng chiến lược, thiết yếu, có giá trị kinh tế cao, tần suất sử dụng nhiều, mặt hàng trong nước chưa sản xuất được để chủ động ứng phó kịp thời trong các tình huống khẩn cấp, đảm bảo quốc phòng, an ninh và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung những mặt hàng chiến lược, thiết yếu, cần thiết hoặc loại bỏ những mặt hàng không còn phù hợp ra khỏi danh mục hàng dự trữ quốc gia.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo