Chiến lược tài chính đến năm 2030 có các bước đột phá chiến lược tài chính như thế nào?
- Các bước đột phá chiến lược tài chính của Chiến lược tài chính đến năm 2030 như thế nào?
- Hoàn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách nhà nước đồng bộ trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 quy định như thế nào?
- Tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 như thế nào?
Các bước đột phá chiến lược tài chính của Chiến lược tài chính đến năm 2030 như thế nào?
Căn cứ Mục II Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về các bước đột phá chiến lược tài chính của Chiến lược tài chính đến năm 2030 như sau:
1. Đẩy mạnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế tài chính đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ và hội nhập; thực hiện đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương; cơ cấu lại ngân sách nhà nước, phát triển thị trường tài chính hiện đại, minh bạch và bền vững.
2. Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển nền tảng tài chính số trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số.
3. Khơi thông và phát huy tiềm lực tài chính cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ về phục hồi và phát triển kinh tế.
Các bước đột phá chiến lược tài chính của Chiến lược tài chính đến năm 2030 được quy định như sau:
- Đẩy mạnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế tài chính đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ và hội nhập; thực hiện đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương; cơ cấu lại ngân sách nhà nước, phát triển thị trường tài chính hiện đại, minh bạch và bền vững.
- Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển nền tảng tài chính số trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số.
Chiến lược tài chính đến năm 2030 có các bước đột phá chiến lược tài chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Hoàn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách nhà nước đồng bộ trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 quy định như thế nào?
Theo tiết a tiểu 1 Mục III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về hoàn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách nhà nước đồng bộ trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 như sau:
a) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách nhà nước đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế
Hoàn thiện hệ thống chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thực tiễn, các cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế tốt. Nghiên cứu xây dựng mức thuế suất hợp lý, bảo đảm tính công bằng, trung lập của hệ thống chính sách thuế. Tăng tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu. Rà soát, điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế, loại bỏ các ưu đãi thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế, khoản thu. Thực hiện các giải pháp về thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo cân đối tài chính - ngân sách nhà nước.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách thuế khuyến khích phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với mục tiêu thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ mới, các công nghệ ưu tiên phát triển, xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới, sáng tạo quốc gia.
Hoàn thiện chính sách thu ngân sách đối với đất đai, tài sản, tài nguyên; có cơ chế phù hợp để khai thác nguồn lực từ đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong đó, tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo hướng tăng mức điều tiết đối với đất và bổ sung thu thuế đối với nhà nhằm khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất, đảm bảo động viên nguồn thu hợp lý, ổn định cho ngân sách nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Xây dựng chính sách quản lý thuế gắn với công tác quản lý nhà và đất đai của các bộ, ngành có liên quan. Nghiên cứu điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Nghiên cứu sửa đổi chính sách thuế tài nguyên, đảm bảo chính sách thuế tài nguyên tiếp tục là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ tài nguyên, khuyến khích sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả.
Tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 như thế nào?
Tại tiết b tiểu 1 Mục III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 như sau:
b) Tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, dự án phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học, dự án đầu tư vào các vùng đặc biệt khó khăn.
Hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng; ưu tiên các dự án tạo giá trị gia tăng cao, có mô hình quản trị hiện đại, liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước, đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo