Đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay đi, đến và bay trong lãnh thổ Việt Nam, việc tiếp cận, triển khai được quy định như thế nào?
- Việc tiếp nhận, triển khai chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay đi, đến và bay trong lãnh thổ Việt Nam?
- Việc xác định tàu bay, đường bay trong khi chuẩn bị tàu bay, kế hoạch bay và công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho chuyến bay chuyên cơ như thế nào?
- Việc xác nhận tình trạng kỹ thuật tàu bay trong quá trình chuẩn bị tàu bay, kế hoạch bay và công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho chuyến bay chuyên cơ như thế nào?
Việc tiếp nhận, triển khai chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay đi, đến và bay trong lãnh thổ Việt Nam?
Tại Điều 19 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT có quy định về việc tiếp nhận, triển khai chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay đi, đến và bay trong lãnh thổ Việt Nam như sau:
1. Ngay sau khi tiếp nhận thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài và thông tin thay đổi, bổ sung đối với thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài từ cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm triển khai thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài tới các cơ quan, đơn vị sau:
a) Cảng vụ hàng không;
b) Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Trung tâm Quản lý luồng không lưu;
c) Doanh nghiệp cảng hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay chuyên cơ cất cánh, hạ cánh.
2. Các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 của Điều này có trách nhiệm triển khai, ghi nhận và lưu trữ đầy đủ các thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Theo đó, ngay sau khi tiếp nhận thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài và thông tin thay đổi, bổ sung đối với thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài từ cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm triển khai thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài tới các cơ quan, đơn vị sau:
- Cảng vụ hàng không;
- Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Trung tâm Quản lý luồng không lưu;
- Doanh nghiệp cảng hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay chuyên cơ cất cánh, hạ cánh.
Đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay đi, đến và bay trong lãnh thổ Việt Nam, việc tiếp cận, triển khai được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xác định tàu bay, đường bay trong khi chuẩn bị tàu bay, kế hoạch bay và công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho chuyến bay chuyên cơ như thế nào?
Tại Điều 20 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT có quy định về việc xác định tàu bay, đường bay trong khi chuẩn bị tàu bay, kế hoạch bay và công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho chuyến bay chuyên cơ như sau:
1. Hãng hàng không của Việt Nam được đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên cơ lập phương án phục vụ chuyên cơ, bao gồm: xác định tàu bay chính thức và dự bị theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này; đường bay; danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ cần đề nghị xin phép bay qua; bay đến, điểm vào, điểm ra các quốc gia và vùng lãnh thổ; các chi tiết liên quan đến việc khai thác, bảo đảm kỹ thuật; thông báo Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao và Cục Hàng không Việt Nam để theo dõi và giám sát như sau:
a) Đối với các chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam: tối thiểu 02 ngày trước ngày dự định thực hiện đối với bay nội địa; tối thiểu 07 ngày trước ngày dự định thực hiện đối với bay quốc tế;
b) Đối với các chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam: tối thiểu 12 giờ trước giờ dự định cất cánh đối với bay nội địa; tối thiểu 02 ngày trước ngày dự định thực hiện đối với bay quốc tế.
2. Hãng hàng không của Việt Nam được đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phải ban hành quy trình phục vụ chuyên cơ để triển khai áp dụng và thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam ngay sau khi quy trình được phê chuẩn, sửa đổi.
3. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam triển khai thực hiện đầy đủ các công việc bảo dưỡng, sửa chữa cần thiết theo dữ liệu bảo dưỡng được phê chuẩn nhằm khắc phục tất cả các hỏng hóc trên các hệ thống thiết yếu của tàu bay; bảo đảm tàu bay, động cơ được lựa chọn thực hiện chuyến bay chuyên cơ không còn tồn tại cảnh báo hỏng hóc ngoại trừ các thông báo hỏng hóc mà theo ý kiến của nhà sản xuất là báo giả hoặc không yêu cầu thực hiện khắc phục.
Như vậy, việc xác định tàu bay, đường bay trong khi chuẩn bị tàu bay, kế hoạch bay và công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho chuyến bay chuyên cơ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Việc xác nhận tình trạng kỹ thuật tàu bay trong quá trình chuẩn bị tàu bay, kế hoạch bay và công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho chuyến bay chuyên cơ như thế nào?
Tại Điều 21 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT có quy định về việc xác nhận tình trạng kỹ thuật tàu bay trong quá trình chuẩn bị tàu bay, kế hoạch bay và công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho chuyến bay chuyên cơ như sau:
1. Ngoài việc tuân thủ các quy định về xác nhận hoàn thành bảo dưỡng, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay và người đứng đầu của hãng hàng không phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam phải ký xác nhận tàu bay bảo đảm tiêu chuẩn đủ điều kiện bay vào sổ Nhật ký chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam.
2. Trong trường hợp hãng hàng không của Việt Nam được đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang không có nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này thì hãng hàng không của Việt Nam phải sử dụng nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay của tổ chức cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân