Phạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065?
- Quy định về phạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065?
- Quan điểm, mục tiêu quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065?
- Tính chất quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 là gì?
Quy định về phạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg năm 2022 quy định về phạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 như sau:
1. Phạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch:
- Phạm vi ranh giới lập quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế với 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Ranh giới cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị;
+ Phía Đông giáp Biển Đông;
+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng;
+ Phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Quy mô lập quy hoạch: Toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế, khoảng 4.947 km2 (Diện tích cụ thể sẽ được xác định trong quá trình lập đồ án theo quyết định của cấp có thẩm quyền).
2. Thời hạn quy hoạch: đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Theo đó, quy định về phạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 như sau:
- Phạm vi ranh giới lập quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế với 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Ranh giới cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị;
+ Phía Đông giáp Biển Đông;
+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng;
+ Phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Quy mô lập quy hoạch: Toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế, khoảng 4.947 km2 (Diện tích cụ thể sẽ được xác định trong quá trình lập đồ án theo quyết định của cấp có thẩm quyền).
Phạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065? (Hình từ Internet)
Quan điểm, mục tiêu quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065?
Theo Khoản 3 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg năm 2022 quy định về quan điểm, mục tiêu quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 như sau:
3. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch
a) Quan điểm lập quy hoạch
- Phù hợp với Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; thống nhất với các quy hoạch cấp quốc gia và cấp vùng tác động đến địa bàn tỉnh.
- Phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh với vai trò là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển trên hành lang kinh tế Đông - Tây đối với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan; hình thành cực phát triển mới của vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ; tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong khu vực và quốc tế.
- Xây dựng đô thị Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; giải quyết tốt mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn truyền thống, phát huy giá trị đô thị di sản.
- Đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố dân cư; đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; phát triển bền vững, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu; làm cơ sở để triển khai các đề án, chương trình phân loại và nâng cấp toàn tỉnh Thừa Thiên Huế thành đô thị trực thuộc trung ương.
b) Mục tiêu quy hoạch
- Đến năm 2025: Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
- Đến năm 2030: Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.
- Đến năm 2045: Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.
Mục tiêu quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 như sau:
- Đến năm 2025: Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
- Đến năm 2030: Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.
- Đến năm 2045: Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.
Tính chất quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 là gì?
Tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 1261/QĐ-TTg năm 2022 quy định về tính chất quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 như sau:
4. Tính chất:
- Là đô thị loại I hướng tới thành phố trực thuộc trung ương có tiêu chí đặc thù.
- Là đô thị bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế; đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
- Là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ về kinh tế biển, kinh tế du lịch, trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế đa ngành chất lượng cao; trung tâm du lịch quốc tế; trung tâm về phát triển công nghiệp và cảng biển của quốc gia; trong đó du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.
- Là địa bàn chiến lược về quốc phòng và an ninh khu vực miền Trung và cả nước.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh