Quy định về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
- Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Điều chỉnh độ mật, giải mật và tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào?
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Hồ Chí Minh là gì?
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 18 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018.
2. Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018.
Theo đó, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018.
Quy định về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ra sao? (Hình từ Internet)
Điều chỉnh độ mật, giải mật và tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 19 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về điều chỉnh độ mật, giải mật và tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Điều chỉnh độ mật thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018.
2. Giải mật thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018.
3. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018.
Việc điều chỉnh độ mật thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 20 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Hồ Chí Minh như sau:
1. Giao Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo thẩm quyền đối với cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn Thành phố; việc thanh tra, kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước xét thấy cần thiết phải tiến hành thanh tra, kiểm tra.
Công tác thanh tra lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước do Thanh tra Công an Thành phố chủ trì tham mưu cấp có thẩm quyền tổ chức công tác thanh tra theo quy định. Công tác kiểm tra lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước do Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an Thành phố chủ trì tham mưu cấp có thẩm quyền tổ chức kiểm tra theo quy định.
2. Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất đối với từng vụ việc hoặc đối với từng cá nhân, từng khâu công tác, từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước định kỳ hoặc đột xuất đối với từng đơn vị trong phạm vi quản lý của mình. Việc kiểm tra định kỳ phải được tiến hành ít nhất ba năm một lần.
4. Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước phải đánh giá đúng những ưu điểm, khuyết điểm; phát hiện những thiếu sót, sơ hở và kiến nghị các biện pháp khắc phục. Sau mỗi lần thanh tra, kiểm tra phải báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên, đồng gửi cơ quan công an cùng cấp để theo dõi.
5. Khi có khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước, Thanh tra Công an Thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
6. Công an Thành phố chủ trì thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố; tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thi hành pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước để đề xuất Bộ Công an xử lý hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi