Kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
- Nguyên tắc kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là gì?
- Quyền yêu cầu, trách nhiệm và thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là gì?
- Việc yêu cầu cung cấp thông tin tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được thực hiện như thế nào?
- Việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị về tài sản, thu nhập người có chức vụ, quyền hạn quy định thế nào?
Nguyên tắc kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau:
- Hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập phải bảo đảm minh bạch, khách quan, công bằng; được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; không xâm phạm quyền tài sản của người có nghĩa vụ kê khai.
- Mọi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm việc sử dụng không đúng mục đích thông tin, dữ liệu trong kiểm soát tài sản, thu nhập.
- Việc thực hiện các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập và xử lý hành vi kê khai, giải trình không trung thực phải căn cứ vào bản kê khai, việc giải trình và Kết luận xác minh được thực hiện theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định này.
Theo đó, nguyên tắc kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập phải bảo đảm minh bạch, khách quan, công bằng;
Được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; không xâm phạm quyền tài sản của người có nghĩa vụ kê khai.
Việc thực hiện các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập và xử lý hành vi kê khai, giải trình không trung thực phải căn cứ vào bản kê khai, việc giải trình và Kết luận xác minh.
Kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phải đảm bảo các nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Quyền yêu cầu, trách nhiệm và thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là gì?
Theo quy định Điều 5 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về quyền yêu cầu, trách nhiệm và thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin như sau:
1. Người có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập (sau đây gọi là người yêu cầu) để phục vụ việc theo dõi biến động tài sản, thu nhập, xây dựng kế hoạch xác minh và xác minh tài sản, thu nhập, bao gồm:
a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập;
b) Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin (sau đây gọi là người được yêu cầu) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời thông tin theo yêu cầu của người yêu cầu và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
Theo đó, người có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập (sau đây gọi là người yêu cầu) để phục vụ việc theo dõi biến động tài sản, thu nhập, xây dựng kế hoạch xác minh và xác minh tài sản, thu nhập, bao gồm:
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập;
- Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
Việc yêu cầu cung cấp thông tin tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 6 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về việc yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập như sau:
1. Việc yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Phòng, chống tham nhũng được thực hiện bằng văn bản.
2. Nội dung văn bản yêu cầu gồm có:
a) Mục đích, căn cứ yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Những thông tin cần được cung cấp;
c) Thời hạn cung cấp thông tin;
d) Hướng dẫn việc cung cấp thông tin bằng văn bản, thông điệp dữ liệu;
đ) Yêu cầu khác (nếu có).
3. Việc yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đó, nội dung văn bản yêu cầu gồm có:
- Mục đích, căn cứ yêu cầu cung cấp thông tin;
- Những thông tin cần được cung cấp;
- Thời hạn cung cấp thông tin;
- Hướng dẫn việc cung cấp thông tin bằng văn bản, thông điệp dữ liệu;
- Yêu cầu khác (nếu có).
Việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị về tài sản, thu nhập người có chức vụ, quyền hạn quy định thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau:
1. Thời hạn cung cấp thông tin:
a) Người được yêu cầu phải thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu;
b) Trong trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp là thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn cung cấp thông tin là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2. Trong trường hợp vì lý do khách quan không thể cung cấp được thông tin hoặc cung cấp không đúng thời hạn thì người được yêu cầu phải có văn bản đề nghị người yêu cầu xem xét, giải quyết.
Người được yêu cầu phải chấp hành quyết định của người yêu cầu cung cấp thông tin.
Theo đó, người được yêu cầu phải thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu;
Trong trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp là thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn cung cấp thông tin là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo