Tiêu chuẩn đối với nhân viên kiểm soát an ninh hàng không là gì?
- Tiêu chuẩn nhân viên khai thác mặt đất hướng dẫn chất xếp đối với chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam đi nước ngoài là gì?
- Tiêu chuẩn đối với nhân viên kiểm soát an ninh hàng không là gì?
- Tiêu chuẩn nhân viên điều độ, khai thác bay?
- Tiếp nhận, triển khai nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam như thế nào?
Tiêu chuẩn nhân viên khai thác mặt đất hướng dẫn chất xếp đối với chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam đi nước ngoài là gì?
Tại Điều 15 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 15/12/2022) có quy định về 06 tiêu chuẩn nhân viên khai thác mặt đất hướng dẫn chất xếp đối với chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam đi nước ngoài như sau:
1. Là người có quốc tịch Việt Nam.
2. Có chứng chỉ cân bằng trọng tải và hướng dẫn chất xếp phù hợp với loại tàu bay chuyên cơ; chứng chỉ hàng hóa nguy hiểm, an ninh hàng không, an toàn sân đỗ còn hiệu lực.
3. Có thời gian làm việc tối thiểu 05 năm liên tục tại vị trí cân bằng trọng tải, hướng dẫn chất xếp tính đến thời điểm thực hiện chuyến bay chuyên cơ, trong đó có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc đối với loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ.
4. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng.
5. Trong quá trình công tác không mắc sai phạm bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét chọn để phục vụ chuyến bay chuyên cơ.
6. Được người đứng đầu doanh nghiệp quyết định bằng văn bản được phục vụ chuyến bay chuyên cơ.
Tiêu chuẩn đối với nhân viên kiểm soát an ninh hàng không là gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đối với nhân viên kiểm soát an ninh hàng không là gì?
Tại Điều 16 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 15/12/2022) có quy định về 05 tiêu chuẩn đối với nhân viên kiểm soát an ninh hàng không như sau:
1. Có Giấy phép, năng định nhân viên an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam cấp và còn hiệu lực.
2. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng.
3. Trong quá trình công tác không mắc sai phạm bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét chọn để phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
4. Đối với nhân viên an ninh soi chiếu, có thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ soi chiếu tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
5. Được người đứng đầu doanh nghiệp quyết định bằng văn bản được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
Tiêu chuẩn nhân viên điều độ, khai thác bay?
Tại Điều 17 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 15/12/2022) có quy định về 05 tiêu chuẩn nhân viên điều độ, khai thác bay như sau:
1. Có giấy phép nhân viên điều độ, khai thác bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp còn hiệu lực.
2. Có thời gian làm việc tối thiểu 05 năm liên tục tại vị trí nhân viên điều độ, khai thác bay tính đến thời điểm phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
3. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng.
4. Trong quá trình công tác không mắc sai phạm bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét chọn phục vụ chuyến bay chuyên cơ.
5. Được người đứng đầu doanh nghiệp quyết định bằng văn bản được phục vụ chuyến bay chuyên cơ.
Tiếp nhận, triển khai nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 18 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 15/12/2022) có quy định về tiếp nhận, triển khai nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam như sau:
1. Ngay sau khi tiếp nhận thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam và thông tin thay đổi, bổ sung đối với thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam từ cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm triển khai thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam tới các cơ quan, đơn vị sau:
a) Cảng vụ hàng không;
b) Hãng hàng không của Việt Nam được đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang;
c) Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Trung tâm Quản lý luồng không lưu;
d) Người khai thác cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang cất cánh, hạ cánh.
2. Các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 của Điều này có trách nhiệm triển khai, ghi nhận và lưu trữ đầy đủ các thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân