Việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
- Việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
- Việc thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo, bộ phận và phân công cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Quy định về cam kết bảo vệ bí mật nhà nước và người làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
Tại Điều 7 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm bố trí địa điểm và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, đơn vị.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương phải được Công an Thành phố kiểm tra an ninh, an toàn thông tin, cụ thể như sau:
a) Tiến hành kiểm tra an ninh thiết bị, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, bao gồm thiết bị, phần mềm mới dùng để soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước; các thiết bị, phần mềm được nâng cấp hoặc sửa đổi, bổ sung trước khi đưa vào sử dụng tại các bộ phận, vị trí trọng yếu, cơ mật, nơi chứa đựng bí mật nhà nước thuộc các cơ quan, đơn vị, địa phương. Các thiết bị, phần mềm sử dụng cho các bộ phận, vị trí trọng yếu, cơ mật, nơi chứa đựng bí mật nhà nước hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ, cho tặng phải được Công an Thành phố kiểm tra trước khi sử dụng;
b) Sửa chữa máy vi tính, thiết bị nhớ ngoài, phương tiện điện tử có tính năng lưu giữ thông tin dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước nếu bị hư hỏng phải do cán bộ công nghệ thông tin cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện. Nếu thuê dịch vụ bên ngoài, phải giám sát chặt chẽ. Máy vi tính lưu giữ tài liệu, thông tin bí mật nhà nước mang ra ngoài sửa chữa, phải tháo rời ổ cứng niêm phong, quản lý tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Sửa chữa xong, phải kiểm tra lại trước khi sử dụng;
Đối với các thiết bị nhớ ngoài, phương tiện điện tử có tính năng lưu giữ thông tin dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước bị hỏng, không có khả năng sửa chữa, phục hồi, không hoạt động được do thiếu đồng bộ, lạc hậu mà không có nhu cầu sử dụng lại phải được bảo quản, xử lý hoặc tiêu hủy theo đúng quy trình, quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Khi nghi vấn có dấu hiệu mất an ninh, an toàn thông tin, cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp Công an Thành phố tổ chức kiểm tra đánh giá lại;
d) Định kỳ hàng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp Công an Thành phố tổ chức kiểm tra an ninh, an toàn thông tin.
Theo đó, về việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tại Điều 7 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND.
Việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ra sao? (Hình từ Internet)
Việc thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo, bộ phận và phân công cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Tại Điều 5 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo, bộ phận và phân công cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo; Lãnh đạo Công an Thành phố là Phó trưởng ban Thường trực và thành viên là các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018.
2. Căn cứ theo quy mô tổ chức, các cơ quan, đơn vị, địa phương thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ bí mật nhà nước hoặc bộ phận bảo mật của cấp mình. Riêng đối với Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ bí mật nhà nước cấp huyện, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Trưởng ban; Lãnh đạo Công an cấp huyện là Phó trưởng ban Thường trực và thành viên là các phòng, ban, đơn vị liên quan.
3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm phân công cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo dõi, tham mưu công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp.
Việc phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước phải thể hiện bằng văn bản và đảm bảo các quy định tại Điều 7 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo đó, Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo;
Lãnh đạo Công an Thành phố là Phó trưởng ban Thường trực và thành viên là các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.
Quy định về cam kết bảo vệ bí mật nhà nước và người làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 6 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về cam kết bảo vệ bí mật nhà nước và người làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Người làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước (người được phân công thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, cơ yếu, giao liên, soạn thảo tài liệu, theo dõi, quản lý, lưu giữ bí mật nhà nước) phải đáp ứng các tiêu chuẩn:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ tiêu chuẩn chính trị, có kiến thức pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ bí mật nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước; phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, đơn vị, địa phương và thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Cam kết bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Người được phân công nhiệm vụ, công tác có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước;
b) Người được phân công quản lý bí mật nhà nước thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước;
c) Người đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước
Đối với những người có điều kiện, khả năng tiếp cận bí mật nhà nước nhưng không có trách nhiệm liên quan (tài xế, nhân viên vệ sinh...) xét thấy cần thiết thì cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức cam kết bảo vệ bí mật nhà nước bằng văn bản.
3. Văn bản cam kết bảo vệ bí mật nhà nước được lưu giữ tại bộ phận tổ chức hoặc bảo mật của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi