Quy định về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát?
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Tổ chức cán bộ trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát?
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát được quy định như thế nào?
Theo Điều 28 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát như sau:
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm; kinh phí của cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công chức; đóng góp của công chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được đảm bảo từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; đóng góp của viên chức và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị trong Ngành căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của từng thời kỳ có thể sử dụng từ dự toán chi thường xuyên và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để tăng chi cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và phải thực hiện đúng theo nội dung chi của Bộ Tài chính và Quy chế này. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì thực hiện theo quyết định của Thủ tướng và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Hằng năm, căn cứ vào mục tiêu, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kết quả đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của năm báo cáo; yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng của năm kế hoạch và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp Cục Kế hoạch - Tài chính hướng dẫn các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của năm kế hoạch (bao gồm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong nước và ở nước ngoài) và tổng hợp, lập dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của ngành Kiểm sát nhân dân gửi Bộ Nội vụ (trước ngày 20/7 hằng năm). Đồng thời tổng hợp vào dự toán ngân sách năm kế hoạch của Ngành gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn thi hành luật.
3. Việc phân bổ và giao dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ kế toán ngân sách.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm; kinh phí của cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công chức; đóng góp của công chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Quy định về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Tổ chức cán bộ trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát?
Theo Điều 29 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Tổ chức cán bộ trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Tổ chức cán bộ
1. Vụ Tổ chức cán bộ là cơ quan tham mưu giúp lãnh đạo VKSND tối cao thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng trong ngành Kiểm sát nhân dân, bao gồm các nội dung sau:
a) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Tổ chức, quản lý việc thực hiện kế hoạch, chế độ đào tạo, bồi dưỡng trong ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định;
c) Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; tham mưu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng mà các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của ngành Kiểm sát nhân dân chưa đủ điều kiện tổ chức;
d) Giao nhiệm vụ biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; quản lý, thẩm định và phê duyệt các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng thuộc phạm vi, thẩm quyền của VKSND tối cao;
đ) Quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của ngành Kiểm sát nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
e) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các đơn vị thuộc ngành Kiểm sát nhân dân;
g) Phối hợp với các bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;
h) Phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính tham mưu việc lập dự toán, phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đã được phân bổ cho các đơn vị trong Ngành;
i) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự tham mưu giúp lãnh đạo VKSND tối cao tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.
2. Tham mưu giúp lãnh đạo VKSND tối cao xây dựng các báo cáo về công tác đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Thực hiện việc cử công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định về phân cấp quản lý công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
4. Chủ trì trong quan hệ phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Kiểm sát nhân dân về những vấn đề liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
Vụ Tổ chức cán bộ có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân; Tổ chức, quản lý việc thực hiện kế hoạch, chế độ đào tạo, bồi dưỡng trong ngành Kiểm sát nhân dân; Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; tham mưu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng mà các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của ngành Kiểm sát nhân dân chưa đủ điều kiện tổ chức; Giao nhiệm vụ biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; quản lý, thẩm định và phê duyệt các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng thuộc phạm vi, thẩm quyền của VKSND tối cao;
- Quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của ngành Kiểm sát nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các đơn vị thuộc ngành Kiểm sát nhân dân; Phối hợp với các bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;
- Phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính tham mưu việc lập dự toán, phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đã được phân bổ cho các đơn vị trong Ngành; Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự tham mưu giúp lãnh đạo VKSND tối cao tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng; Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.
- Tham mưu giúp lãnh đạo VKSND tối cao xây dựng các báo cáo về công tác đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện việc cử công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về phân cấp quản lý công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân. Chủ trì trong quan hệ phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Kiểm sát nhân dân về những vấn đề liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát?
Căn cứ Điều 30 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao
1. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của VKSND tối cao thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Luật Tổ chức VKSND, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và những quy định của Quy chế này.
2. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị, cá nhân liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân đã được lãnh đạo VKSND tối cao phê duyệt.
3. Thực hiện việc in, cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định.
4. Thực hiện các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của lãnh đạo VKSND tối cao.
5. Sử dụng đúng quy định và có hiệu quả các nguồn kinh phí được cấp; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng VKSND tối cao về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị, cá nhân liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân đã được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt.Thực hiện việc in, cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định.
Thực hiện các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Sử dụng đúng quy định và có hiệu quả các nguồn kinh phí được cấp; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn