Thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan có tiêu chuẩn trình độ chuyên môn như thế nào?
Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan là gì?
Tại điểm b khoản 3 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2328/QĐ-TCHQ năm 2020 quy định tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan như sau:
- Tốt nghiệp từ Cao đẳng chuyên ngành điều khiển tàu biển trở lên;
- Có bằng thuyền trưởng theo hạng, đã qua phó thuyền trưởng cùng loại tàu;
- Chứng chỉ Ngoại ngữ và tin học theo tiêu chuẩn ngạch tương ứng;
Được xếp vào ngạch Hải quan, từ ngạch Kiểm tra viên Trung cấp Hải quan đến ngạch Kiểm tra viên chính Hải quan.
Thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan có tiêu chuẩn trình độ chuyên môn như thế nào? (Hình từ Internet)
Chức trách của Phó thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 5 Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2328/QĐ-TCHQ năm 2020 chức trách của Phó thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan được quy định như sau:
Là người kế cận thuyền trưởng, thay thế thuyền trưởng khi thuyền trưởng không còn khả năng chỉ huy tàu khi tàu đang hoạt động trên biển; chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng. Tổ chức thực hiện công việc theo phân công của Thuyền trưởng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
Phó thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan có nhiệm vụ gì?
Tại khoản 2 Điều 5 Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2328/QĐ-TCHQ năm 2020 Phó thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan có nhiệm vụ sau:
- Quản lý ngành boong và phân công nhiệm vụ các bộ phận và thuyền viên trên tàu khi thuyền trưởng đi vắng, hoặc trong ca trực làm việc của mình. Giúp việc thuyền trưởng thực hiện an toàn hàng hải cho ngành boong và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải cho tàu theo quy định của pháp luật, của Ngành, của đơn vị.
- Cùng với thuyền trưởng duy trì đơn vị chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, của Ngành, quy định của đơn vị và các Công ước quốc tế, Bộ Luật hàng hải Việt Nam, Luật giao thông đường thủy nội địa; nắm vững tổ chức biên chế, vũ khí trang bị của tàu và tổ chức huấn luyện cho thuyền viên theo kế hoạch của tàu.
- Tổ chức quản lý, khai thác trang thiết bị ngành boong theo quy định của pháp luật, của Ngành.
- Trực tiếp chỉ huy, điều khiển phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên biển theo ca hành trình và theo sự phân công của Thuyền trưởng.
Trước khi tàu thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, lập kế hoạch chuyến đi, phân công trực ca báo cáo thuyền trưởng; cùng với máy trưởng phân công, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát các công việc chuẩn bị chuyến đi.
- Giúp việc thuyền trưởng chỉ huy, chỉ đạo thuyền viên và trực tiếp tham gia việc trấn áp, bắt giữ người, phương tiện vi phạm.
- Giúp việc thuyền trưởng và trực tiếp tổ chức thực hiện việc trực canh, trực ca đảm bảo an toàn hàng hải, an toàn phòng, chống cháy nổ, chống chìm cho tàu khi tàu neo đậu tại bến, khi đi tránh bão, khi sửa chữa, bảo dưỡng. Quản lý tài sản của ngành boong đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn.
- Giúp thuyền trưởng báo cáo, đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, đột xuất đối với ngành boong. Trực tiếp theo dõi quá trình bảo dưỡng sửa chữa định kỳ, đột xuất ngành boong.
- Tổ chức thủy thủ ngành boong thực hiện việc bảo dưỡng, bảo quản vỏ, boong tàu, các máy móc thiết bị trên mặt boong tàu. Tổ chức việc bảo quản và sử dụng các thiết bị cứu hỏa, cứu sinh trên tàu.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân