Quy định về chế độ làm việc của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Chế độ làm việc của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 31/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về chế độ làm việc của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Sở Nội vụ làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ ban hành và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế làm việc của Sở.
- Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực nội vụ trên địa bàn Thành phố và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phân công hoặc ủy quyền.
Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhưng không đủ khả năng và điều kiện để giải quyết thì Giám đốc Sở phải phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, gây thiệt hại trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.
- Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố; Bộ, cơ quan ngang Bộ về tổ chức, hoạt động của Sở; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân Thành phố khi có yêu cầu;
Cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân Thành phố; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố về những vấn đề trong phạm vi quản lý; phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Sở.
- Giám đốc Sở Nội vụ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, chuyển ngạch, xếp lương, nâng lương, điều động, biệt phái, luân chuyển, cho thôi việc, nghỉ hưu, kỷ luật và các nội dung quản lý khác đối với công chức các phòng chuyên môn thuộc quyền quản lý trực tiếp và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Sở Nội vụ theo quy định.
Quy định về chế độ làm việc của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? (Hình từ Internet)
Quan hệ công tác giữa Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh đối với Bộ Nội vụ là gì?
Tại Điều 7 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 31/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về quan hệ công tác giữa Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh đối với Bộ Nội vụ như sau:
- Sở Nội vụ chịu sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ và sự hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn của các cơ quan chuyên môn của Bộ Nội vụ, đảm bảo sự thống nhất của ngành nội vụ trong cả nước và sự phân cấp quản lý của Trung ương.
Sở Nội vụ có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả hoạt động và kế hoạch công tác định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Bộ Nội vụ; dự các cuộc họp, hội nghị do Bộ Nội vụ triệu tập.
- Về các chủ trương lớn của Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố để triển khai thực hiện. Các chủ trương lớn của Ủy ban nhân dân Thành phố có liên quan đến nghiệp vụ quản lý ngành, Giám đốc Sở Nội vụ phải báo cáo Bộ Nội vụ để có hướng dẫn chỉ đạo về mặt chuyên môn, nghiệp vụ.
- Trường hợp Bộ Nội vụ chưa thống nhất với chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc những chủ trương quyết định của Bộ Nội vụ mà Sở Nội vụ xét thấy không phù hợp với tình hình thực tế của Thành phố hoặc chưa thống nhất với chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ kịp thời báo cáo và đề xuất kiến nghị cụ thể để Ủy ban nhân dân Thành phố làm việc với Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Quan hệ công tác giữa Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh đối với các cơ quan khác được quy định như thế nào?
Tại Điều 8 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 31/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về quan hệ công tác giữa Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh đối với Hội đồng nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân Thành phố như sau:
- Sở Nội vụ có trách nhiệm báo cáo những vấn đề liên quan đến ngành nội vụ của Thành phố cho Hội đồng nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân Thành phố; chuẩn bị các nội dung để trả lời chất vấn, kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố những vấn đề liên quan đến ngành nội vụ.
- Sở Nội vụ chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố và sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố đối với các hoạt động quản lý nhà nước về nội vụ.
Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình và kế hoạch tổ chức hoạt động của Sở Nội vụ cho Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định; tham gia đầy đủ các cuộc họp do Ủy ban nhân dân Thành phố triệu tập, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quyết định, chỉ thị, công văn của Ủy ban nhân dân Thành phố đối với các vấn đề có liên quan đến cơ quan, đơn vị trong ngành nội vụ Thành phố.
- Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ và những vấn đề đang được bàn bạc giữa Giám đốc Sở Nội vụ và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc giữa Giám đốc Sở Nội vụ với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, tùy theo tính chất và phạm vi vấn đề, Giám đốc Sở Nội vụ báo cáo, xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố để xem xét, quyết định.
Tại Điều 9 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 31/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về quan hệ công tác giữa Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh đối với các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố như sau:
- Mối quan hệ giữa Sở Nội vụ với các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố là quan hệ phối hợp và tạo điều kiện cho nhau cùng thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực công tác và đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Ủy ban nhân dân Thành phố giao.
- Khi giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền của Sở Nội vụ có liên quan đến các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Nội vụ chủ động lấy ý kiến Thủ trưởng các sở, ban, ngành đó (bằng văn bản).
Tại Điều 10 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 31/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về quan hệ công tác giữa Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
- Sở Nội vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực do Sở Nội vụ phụ trách theo nội dung được phân cấp quản lý, tạo điều kiện để Ủy ban nhân dân cấp huyện làm tốt trách nhiệm, nhiệm vụ của mình trong việc quản lý ngành, lĩnh vực công tác tại địa phương.
- Sở Nội vụ chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; đề ra thang điểm thi đua làm cơ sở để Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện hằng năm.
- Giám đốc Sở Nội vụ làm việc với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở Nội vụ làm việc và giải quyết những vấn đề liên quan công việc thuộc ngành quản lý; nếu có ý kiến khác nhau, Giám đốc Sở Nội vụ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
Tại Điều 11 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 31/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về quan hệ công tác giữa Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh đối với cá nhân, tổ chức Hội, Quỹ như sau:
Sở Nội vụ phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra các cá nhân, tổ chức Hội, Quỹ thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động theo Điều lệ và các văn bản theo quy định pháp luật.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi