Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ là gì?
Tại khoản 13 Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 31/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ như sau:
+) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định cho phép hội có phạm vi hoạt động trong cả nước và hội có phạm vi hoạt động liên tỉnh đặt văn phòng đại diện của hội trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật.
+) Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết các thủ tục về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trên địa bàn Thành phố (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh).
+) Căn cứ tình hình thực tế tại Thành phố, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc ủy quyền theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động trên địa bàn Thành phố; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý nhà nước đối với hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật.
Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về văn thư, lưu trữ nhà nước như thế nào?
Tại khoản 14 Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 31/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về văn thư, lưu trữ nhà nước như sau:
+) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử của Thành phố.
+) Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc mang tài liệu ra khỏi Lưu trữ lịch sử của Thành phố để sử dụng trong nước.
+) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật: phê duyệt mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử của Thành phố; thẩm tra tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử của Thành phố; thành lập Hội đồng thẩm tra, xác định giá trị tài liệu;
Quyết định hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử của Thành phố; thẩm định tài liệu hết giá trị cần hủy của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử của Thành phố; quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ và chứng chỉ hành nghề lưu trữ trên địa bàn.
+) Trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của địa phương theo quy định của pháp luật: sưu tầm, thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, thống kê, bảo vệ, bảo quản, bảo hiểm tài liệu; số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài liệu; ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài liệu; tổ chức giải mật tài liệu; công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ; tổ chức phục vụ khai thác sử dụng tài liệu; thực hiện cung cấp dịch vụ công và dịch vụ lưu trữ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo ra sao?
Tại khoản 15 Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 31/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
+) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng và các cơ sở tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương.
+) Giúp Ủy ban nhân dân Thành phố làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và cơ sở tín ngưỡng thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn Thành phố.
+) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với cán bộ, công chức, viên chức và tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng trong phạm vi quản lý.
+) Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền quản lý.
+) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết những vấn đề cụ thể về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi