Chủ tịch xã bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào khi ăn chặn 178 triệu đồng xây dựng nông thôn mới của người dân?

Sáng nay em đọc báo thì thấy đưa tin chủ tịch xã L tỉnh Lai Châu đã ăn chặn 178 triệu xây dựng nông thôn mới của người dân vào mục đích cá nhân. Bên cạnh đó chủ tịch xã L này còn nhận một khoản tiền hối lộ để bảo kê cho việc khai thác khoáng sản trái phép. Thì em thắc mắc là chủ tịch xã L này bị xử phạt như thế nào?

Chủ tịch xã ăn chặn 178 triệu đồng xây dựng nông thôn mới của người dân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội tham ô tài sản như sau:

Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Như vậy, theo quy định trên chủ tịch xã L tỉnh Lai Châu có hành vi ăn chặn 178.000.000 đồng xây dựng nông thôn mới của người dân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội tham ô tài sản. Hình phạt tù cao nhất cho người phạm tội tham ô tài sản là tử hình.

Trường hợp chủ tịch xã L đã ăn chặn 178.000.000 đồng của người dân thì có thể sẽ bị đi tù từ 02 năm đến 05 năm, số năm đi tù của chủ tịch xã L sẽ phụ thuộc vào quyết định thi hành án của tòa.

ăn chặn

Chủ tịch xã bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào khi ăn chặn 178 triệu đồng xây dựng nông thôn mới của người dân? (Hình từ Internet)

Chủ tịch xã nhận hối lộ để bảo kê cho việc khai thác khoáng sản trái phép có truy cứ trách nhiệm hình sự không?

Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội nhận hối lộ như sau:

Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Do đó, theo quy định trên chủ tịch xã L tỉnh Lai Châu có hành vi nhận hối lộ để bảo kê cho việc khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người phạm tội nhận hối lộ có hình phạt tù cao nhất là tử hình.

Chủ tịch xã L bị đi tù bao nhiêu năm sẽ phụ thuộc vào mức độ hành vi, kết quả của cơ quan điều tra và quyết định thi hành án của tòa.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là gì?

Căn cứ Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:

- Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

+) Phạm tội có tổ chức;

+) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

+) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

+) Phạm tội có tính chất côn đồ;

+) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

+) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

+) Phạm tội 02 lần trở lên;

+) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

+) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;

+) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

+) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

+) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;

+) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều ngườiđể phạm tội;

+) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

+) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

- Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhận hối lộ

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào