Trường hợp nào chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ?
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ nào?
- Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Công an nhân dân được quy định như thế nào?
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong trường hợp nào?
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ nào?
Tại khoản 3 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, theo như quy định nêu trên thì chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với trường hợp bị phạt tiền đến 75.000.000 đồng.
Bạn bị phạt số tiền là 40.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn trong người và không có giấy tờ đăng ký xe thì vẫn nằm trong thẩm quyền xử phạt của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp nào chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Tại Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:
- Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
+) Phạt cảnh cáo;
+) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
- Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
+) Phạt cảnh cáo;
+) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
- Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
+) Phạt cảnh cáo;
+) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
+) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
+) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
- Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông;
Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
+) Phạt cảnh cáo;
+) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
+) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
+) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
- Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
+) Phạt cảnh cáo;
+) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
+) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
+) Phạt cảnh cáo;
+) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
+) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:
+) Phạt cảnh cáo;
+) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
+) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
+) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi