Quy định hạch toán kế toán, thông tin báo cáo trong bảo lãnh ngân hàng?
Hạch toán kế toán, thông tin báo cáo trong bảo lãnh ngân hàng như thế nào?
Căn cứ Điều 33 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định hạch toán kế toán, thông tin báo cáo như sau:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện hạch toán kế toán, theo dõi tất cả các khoản bảo lãnh phát sinh theo quy định.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện báo cáo tình hình thực hiện bảo lãnh theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện hạch toán kế toán, theo dõi tất cả các khoản bảo lãnh phát sinh theo quy định.
Quy định hạch toán kế toán, thông tin báo cáo trong bảo lãnh ngân hàng? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng?
Theo Điều 34 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước như sau:
- Trách nhiệm của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế:
+ Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng công bố danh sách ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
+ Đầu mối xử lý các vướng mắc phát sinh liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.
- Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và xử lý các vi phạm phát sinh theo thẩm quyền;
+ Đầu mối tổng hợp, xem xét trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định công bố danh sách ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này và điều chỉnh danh sách ngân hàng thương mại khi có thay đổi.
- Vụ Tài chính - Kế toán có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện chế độ hạch toán kế toán đối với các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định tại Thông tư này.
- Vụ Quản lý ngoại hối có trách nhiệm hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin triển khai nghiệp vụ bảo lãnh bằng phương tiện điện tử của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc chấp hành Thông tư này theo thẩm quyền.
Quyền của bên nhận bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng?
Tại Khoản 1 Điều 32 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định quyền của bên nhận bảo lãnh như sau:
- Quyền của bên nhận bảo lãnh:
+ Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh;
+ Khiếu nại bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh trong vòng 05 ngày làm việc tiếp theo sau ngày nhận được thông báo từ chối của bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh nếu lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của các bên không phù hợp với điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tại cam kết bảo lãnh;
+ Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
- Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
+ Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh;
+ Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Thông tư 11/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/04/2023.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh