Quy định về bảo đảm an toàn thông tin mức dữ liệu là gì?
Bảo đảm an toàn thông tin mức dữ liệu được quy định như thế nào?
Tại khoản 6 Điều 7 Quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng và an ninh mạng ban hành kèm theo Quyết định 1760/QĐ-BKHCN năm 2022 quy định về bảo đảm an toàn thông tin mức dữ liệu như sau:
+) Đơn vị phải thực hiện bảo vệ thông tin, dữ liệu liên quan đến hoạt động công vụ, thông tin có nội dung quan trọng, nhạy cảm hoặc không phải là thông tin công khai bằng các biện pháp như:
Thiết lập phương án bảo đảm tính bí mật, nguyên vẹn và khả dụng của thông tin, dữ liệu; mã hóa thông tin, dữ liệu khi lưu trữ trên hệ thống/thiết bị lưu trữ dữ liệu di động; sử dụng chữ ký số để xác thực và bảo mật thông tin, dữ liệu;
+) Đơn vị cần triển khai hệ thống/phương tiện lưu trữ độc lập với hệ thống lưu trữ trên các máy chủ dịch vụ để sao lưu dự phòng; phân loại và quản lý thông tin, dữ liệu được lưu trữ theo từng loại/nhóm thông tin được gán nhãn khác nhau; thực hiện sao lưu dự phòng các thông tin, dữ liệu cơ bản sau: tập tin cấu hình hệ thống, ảnh hệ điều hành máy chủ, cơ sở dữ liệu; dữ liệu, thông tin nghiệp vụ;
+) Đơn vị cần bố trí máy tính riêng không kết nối mạng, đặt mật khẩu, mã hóa dữ liệu và các biện pháp bảo mật khác bảo đảm an toàn thông tin để soạn thảo, lưu trữ dữ liệu, thông tin và tài liệu quan trọng ở các mức độ mật, tuyệt mật, tối mật;
+) Các đơn vị trực thuộc Bộ phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động chia sẻ, gửi, nhận thông tin, dữ liệu trong hoạt động nội bộ của mình; khuyến cáo việc chia sẻ, gửi, nhận thông tin trên môi trường mạng cần phải sử dụng mật khẩu để bảo vệ thông tin;
+) Đối với hoạt động trao đổi thông tin, dữ liệu với bên ngoài, đơn vị và cá nhân thực hiện trao đổi thông tin, dữ liệu ra bên ngoài cam kết và có biện pháp bảo mật thông tin, dữ liệu được trao đổi. Giao dịch trực tuyến phải được truyền đầy đủ, đúng địa chỉ, tránh bị sửa đổi, tiết lộ hoặc nhân bản một cách trái phép; sử dụng các cơ chế xác thực mạnh, chữ ký số khi tham gia giao dịch, sử dụng các giao thức truyền thông an toàn.
Quy định về bảo đảm an toàn thông tin mức dữ liệu (Hình từ Internet)
Xác định cấp độ và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin như thế nào?
Tại Điều 8 Quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng và an ninh mạng ban hành kèm theo Quyết định 1760/QĐ-BKHCN năm 2022 quy định về xác định cấp độ và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin như sau:
- Việc xác định cấp độ hệ thống thông tin và xây dựng phương án bảo vệ hệ thống thông tin theo cấp độ phục vụ mục đích đánh giá an toàn thông tin và bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ và nguyên tắc xác định cấp độ căn cứ trên các nguyên tắc quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 85/2016/NĐ-CP.
- Chủ quản hệ thống thông tin:
+) Chủ quản hệ thống thông tin theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT;
+) Chủ quản hệ thống thông tin có thể ủy quyền cho một tổ chức thay mặt mình thực hiện quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin và trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo quy định tại Điều 20 Nghị định 85/2016/NĐ-CP. Văn bản ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT.
- Đơn vị vận hành hệ thống thông tin:
+) Trung tâm Công nghệ thông tin là đơn vị vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ và các hệ thống thông tin được giao khác;
+) Các đơn vị trực thuộc Bộ là chủ quản hệ thống thông tin chịu trách nhiệm phân công đơn vị vận hành hệ thống thông tin;
+) Các hệ thống thông tin trước khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được giao cho đơn vị quản lý, vận hành. Đơn vị vận hành hệ thống thông tin theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT.
- Đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin:
+) Trung tâm Công nghệ thông tin là đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của Bộ Khoa học và Công nghệ;
+) Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin tại các đơn vị trực thuộc Bộ đồng thời là đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin.
- Thẩm quyền xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin:
+) Đơn vị lập hồ sơ đề xuất cấp độ: Đối với các hệ thống thông tin thuộc các nhiệm vụ, dự án đang trong giai đoạn lập dự án, đơn vị lập dự án lập hồ sơ đề xuất cấp độ; Đối với các hệ thống thông tin thuê dịch vụ, đơn vị chủ trì thuê dịch vụ lập hồ sơ đề xuất cấp độ; Đối với các hệ thống thông tin đang trong giai đoạn triển khai, đơn vị chủ trì triển khai lập hồ sơ đề xuất cấp độ; Đối với các hệ thống thông tin đang vận hành, đơn vị vận hành lập hồ sơ đề xuất cấp độ;
+) Đối với các hệ thống thông tin được đề xuất từ cấp độ 3 trở lên, đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của các đơn vị trực thuộc Bộ cần gửi xin ý kiến chuyên môn của Trung tâm Công nghệ thông tin trước khi trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cấp độ;
+) Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt cấp độ theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 85/2016/NĐ-CP.
- Trình tự, thủ tục xác định cấp độ hệ thống thông tin:
+) Việc xác định, phân loại hệ thống thông tin theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT;
+) Nội dung của hồ sơ đề xuất cấp độ hệ thống thông tin theo quy định tại Điều 15 Nghị định 85/2016/NĐ-CP;
+) Nội dung, thời gian thẩm định hồ sơ đề xuất cấp độ hệ thống thông tin quy định tại Điều 16 Nghị định 85/2016/NĐ-CP;
+) Trình tự, thủ tục xác định cấp độ hệ thống thông tin theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định 85/2016/NĐ-CP và Điều 14, Điều 15, Điều 16 Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT.
- Phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin:
+) Phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin phải phù hợp với cấp độ của hệ thống thông tin và đáp ứng yêu cầu quy định tại Thông tư số 03/2017/TT- BTTTT, phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 11930:2017, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khác và chính sách an toàn thông tin mạng của Bộ Khoa học và Công nghệ, chính sách an toàn thông tin mạng của các đơn vị trực thuộc Bộ (nếu có);
+) Chủ quản hệ thống thông tin hoặc đơn vị được ủy quyền quản lý trực tiếp hệ thống thông tin tổ chức triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin sau khi hồ sơ đề xuất cấp độ hoặc phương án bảo đảm an toàn hệ thống được phê duyệt;
+) Đơn vị/bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin thuộc đơn vị chịu trách nhiệm giám sát việc triển khai các phương án bảo đảm an toàn thông tin đã được phê duyệt.
Bảo đảm an toàn thông tin khi tiếp nhận, phát triển, vận hành và bảo trì hệ thống thông tin được quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng và an ninh mạng ban hành kèm theo Quyết định 1760/QĐ-BKHCN năm 2022 quy định về bảo đảm an toàn thông tin khi tiếp nhận, phát triển, vận hành và bảo trì hệ thống thông tin như sau:
- Khi thực hiện nâng cấp, mở rộng, thay thế một phần hệ thống thông tin, phải rà soát cấp độ, phương án bảo đảm an toàn của hệ thống thông tin và thực hiện điều chỉnh, bổ sung hoặc thay mới hồ sơ đề xuất cấp độ trong trường hợp cần thiết.
- Khi tiếp nhận, phát triển, nâng cấp, bảo trì hệ thống thông tin, đơn vị phải tiến hành phân tích, xác định rủi ro có thể xảy ra, đánh giá phạm vi tác động và phải chuẩn bị các biện pháp hạn chế, loại trừ các rủi ro này và yêu cầu các bên cung cấp, thi công, các cá nhân liên quan thực hiện.
- Trong quá trình vận hành hệ thống thông tin, đơn vị chủ quản hệ thống thông tin cần thực hiện đánh giá, phân loại hệ thống thông tin theo cấp độ; triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu cơ bản trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; thường xuyên kiểm tra, giám sát an toàn hệ thống thông tin; tuân thủ quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đã xây dựng; ghi lại và lưu trữ đầy đủ thông tin nhật ký hệ thống để phục vụ quản lý, kiểm soát thông tin.
- Các đơn vị trực thuộc Bộ liên quan đến việc phát triển phần mềm ứng dụng có trách nhiệm yêu cầu các đối tác (nếu có) thực hiện các công tác đảm bảo an toàn thông tin, tránh lộ, lọt mã nguồn và dữ liệu, tài liệu thiết kế, quản trị hệ thống mà đối tác đang xử lý ra bên ngoài.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi