Quy định về mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước như thế nào?
- Mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước quy định như thế nào?
- Hồ sơ kiểm soát, thanh toán vốn của dự án sử dụng vốn đầu tư công qua hệ thống Kho bạc Nhà nước như thế nào?
- Nguyên tắc thực hiện quy trình kiểm soát, thanh toán dự án sử dụng vốn đầu tư công qua hệ thống Kho bạc Nhà nước là gì?
Mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Quy trình kiểm soát, thanh toán dự án sử dụng vốn đầu tư công qua hệ thống kho bạc nhà nước Quyết định 890/QĐ-KBNN năm 2022 quy định về mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước như sau:
Để phục vụ cho việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước, các Chủ đầu tư mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư (tài khoản dự toán) tại Kho bạc Nhà nước.
Hồ sơ mở tài khoản theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ, Thông tư số 18/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Trình tự thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 3546/KBNN-KTNN ngày 01/7/2020 của KBNN về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 18/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ Tài chính.
Theo đó, để phục vụ cho việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước, các Chủ đầu tư mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư (tài khoản dự toán) tại Kho bạc Nhà nước.
Hồ sơ kiểm soát, thanh toán vốn của dự án sử dụng vốn đầu tư công qua hệ thống Kho bạc Nhà nước như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy trình kiểm soát, thanh toán dự án sử dụng vốn đầu tư công qua hệ thống kho bạc nhà nước Quyết định 890/QĐ-KBNN năm 2022 quy định về hồ sơ kiểm soát, thanh toán vốn của dự án sử dụng vốn đầu tư công qua hệ thống Kho bạc Nhà nước như sau:
Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tạm ứng, hồ sơ thanh toán của nhiệm vụ, chương trình, dự án, theo từng nguồn vốn, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 14, Điều 17, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 25 Nghị định số 99/2021/NĐ ngày 11/11/2021 của Chính phủ.
Riêng đối với trường hợp tự thực hiện đã được quy định trong Quyết định hoặc văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đấu thầu, thì KBNN nơi giao dịch không yêu cầu Chủ đầu tư gửi văn bản cho phép tự thực hiện.
Theo đó, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tạm ứng, hồ sơ thanh toán của nhiệm vụ, chương trình, dự án, theo từng nguồn vốn, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 14, Điều 17, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 25 Nghị định số 99/2021/NĐ ngày 11/11/2021 của Chính phủ.
Quy định về mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thực hiện quy trình kiểm soát, thanh toán dự án sử dụng vốn đầu tư công qua hệ thống Kho bạc Nhà nước là gì?
Căn cứ Điều 3 Quy trình kiểm soát, thanh toán dự án sử dụng vốn đầu tư công qua hệ thống kho bạc nhà nước Quyết định 890/QĐ-KBNN năm 2022 quy định về nguyên tắc thực hiện quy trình kiểm soát, thanh toán dự án sử dụng vốn đầu tư công qua hệ thống Kho bạc Nhà nước như sau:
1. “Thanh toán trước, kiểm soát sau” vốn đầu tư công là hình thức thanh toán áp dụng đối với khoản chi có hợp đồng và thực hiện thanh toán nhiều lần cho đến khi giá trị giải ngân đạt 80% giá trị hợp đồng thuộc phạm vi quy định tại Điều 1 Quy trình này. Trong đó, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm thủ tục thanh toán ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công (Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ) và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc kiểm soát chi và xử lý kết quả kiểm tra được Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện ngay sau khi đã thanh toán khoản chi đó.
2. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần giải ngân (bao gồm tạm ứng/thanh toán khối lượng hoàn thành) của hợp đồng thanh toán nhiều lần cho đến khi giá trị giải ngân đạt 80% giá trị hợp đồng thì chuyển sang hình thức “kiểm soát trước, thanh toán sau” cho các lần giải ngân kế tiếp cho đến khi thanh toán hết giá trị hợp đồng.
Trường hợp số vốn đã giải ngân chưa đạt 80% giá trị hợp đồng nhưng chủ đầu tư đề nghị thanh toán lần cuối thì Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch phải thực hiện hình thức “kiểm soát trước, thanh toán sau”.
3. “Kiểm soát trước, thanh toán sau” vốn đầu tư công là hình thức kiểm soát thanh toán áp dụng đối với khoản chi không có hợp đồng và các khoản chi thực hiện thanh toán lần cuối của hợp đồng hoặc các khoản chi có hợp đồng có giá trị đề nghị thanh toán lớn hơn 80% giá trị hợp đồng cho đến hết giá trị hợp đồng.
4. Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước dành để đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP, cơ quan chủ quản có thể thay mặt chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư không ở trong nước, (sau đây gọi chung là Chủ đầu tư) được mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thuận tiện cho giao dịch của Chủ đầu tư. Thủ tục mở tài khoản được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ); Điều 5, Điều 24 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ và Thông tư số BTC ngày 31/3/2020 của Bộ Tài chính về hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
5. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện tiếp nhận hồ sơ, chứng từ do Chủ đầu tư gửi đến theo cách thức quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ; Quyết định số 3519/QĐ-KBNN ngày 30/6/2020 của Tổng Giám đốc KBNN ban hành quy trình xử lý, luân chuyển hồ sơ, chứng từ các khoản chi ngân sách nhà nước tại KBNN cấp tỉnh và Quyết định số 2899/QĐ-KBNN ngày 15/6/2018 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước ban hành kèm theo quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng. Đồng thời, thực hiện kiểm soát thanh toán trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu do Chủ đầu tư cung cấp, theo nguyên tắc thanh toán và quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ, quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Quy trình này.
6. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch được phép tạm dừng thanh toán vốn, có ý kiến bằng văn bản cho Chủ đầu tư trong các trường hợp: những khoản giảm thanh toán hoặc từ chối thanh toán; trả lời các vướng mắc của Chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn; phối hợp với Chủ đầu tư, các cơ quan có liên quan thu hồi số vốn sử dụng sai mục đích, sai đối tượng, trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo cơ quan chủ quản và Kho bạc Nhà nước cấp trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính xem xét, xử lý.
Sau khi đã làm thủ tục thanh toán, trường hợp phát hiện hồ sơ đề nghị thanh toán của Chủ đầu tư chưa đảm bảo đúng chế độ hoặc thiếu hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch từ chối thanh toán và chậm nhất trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch phải có văn bản thông báo cụ thể lý do từ chối thanh toán, gửi một lần cho Chủ đầu tư để hoàn thiện, bổ sung theo quy định; quá thời hạn quy định mà không được trả lời hoặc được trả lời mà thấy chưa phù hợp với quy định hiện hành, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan tài chính để xem xét, xử lý. Đối với các khoản tạm ứng vốn hoặc thực hiện thanh toán theo hình thức “thanh toán trước, kiểm soát sau”, thời hạn kiểm soát, thanh toán trong 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ.
7. Vốn đầu tư công thanh toán cho từng công việc, hạng mục của nhiệm vụ, dự án không được vượt dự toán được duyệt đối với trường hợp chỉ định thầu, trường hợp tự thực hiện hoặc thực hiện không theo hợp đồng. Tổng số vốn thanh toán cho nhiệm vụ, dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, số vốn đầu tư công giải ngân cho nhiệm vụ, dự án trong năm cho các công việc, hạng mục của nhiệm vụ, dự án không vượt vốn kế hoạch trong năm đã bố trí cho dự án. Đối với trường hợp thanh toán theo hợp đồng, giá trị hợp đồng không được vượt giá gói thầu (hoặc khoản mục chi phí); giá trị thanh toán không vượt giá trị hợp đồng đã ký hoặc hợp đồng điều chỉnh.
Theo đó, “Thanh toán trước, kiểm soát sau” vốn đầu tư công là hình thức thanh toán áp dụng đối với khoản chi có hợp đồng và thực hiện thanh toán nhiều lần cho đến khi giá trị giải ngân đạt 80% giá trị hợp đồng thuộc phạm vi quy định tại Điều 1 Quy trình này.
Trong đó, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm thủ tục thanh toán ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công (Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ) và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc kiểm soát chi và xử lý kết quả kiểm tra được Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện ngay sau khi đã thanh toán khoản chi đó.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo