Việc kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm?
- Kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm?
- Tiêu chí, thang điểm đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm?
Kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm?
Tại Điều 14 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ ngày 01/12/2022) quy định về kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như sau:
Kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN. Áp dụng cụ thể đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình như sau:
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận hồ sơ, tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoàn thành việc kiểm tra, xác nhận tính hợp lệ và lập biên bản xác nhận hồ sơ theo Mẫu B6-BBXNHS ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ được xác nhận hợp lệ là hồ sơ đăng ký nhiệm vụ thuộc Danh mục được công bố theo quy định tại Điều 10 và đáp ứng đồng thời các quy định tại khoản 2 Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Thông tư này.
Hồ sơ hợp lệ được đưa vào xem xét, đánh giá theo quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 và 23 Thông tư này.
3. Hồ sơ được xác nhận không hợp lệ là hồ sơ đăng ký nhiệm vụ không thuộc Danh mục được công bố theo quy định tại Điều 10 và không đáp ứng đồng thời các quy định tại khoản 2 Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Thông tư này.
Hồ sơ không hợp lệ được xác nhận bị loại, không được tiếp tục tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập Biên bản xác nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo cho tổ chức nộp hồ sơ đối với hồ sơ không hợp lệ trong trường hợp tổ chức này không có đại diện tham gia chứng kiến và ký xác nhận vào Biên bản xác nhận hồ sơ.
Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận hồ sơ, tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoàn thành việc kiểm tra, xác nhận tính hợp lệ và lập biên bản xác nhận hồ sơ theo Mẫu B6-BBXNHS ban hành kèm theo Thông tư này.
Việc kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm? (Hình từ Internet)
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm?
Tại Điều 15 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ ngày 01/12/2022) quy định về hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 8 Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN. Áp dụng cụ thể đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình như sau:
1. Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập, có 07 hoặc 09 thành viên, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội đồng, 02 ủy viên phản biện, 01 thư ký khoa học. Thành viên Hội đồng là chuyên gia năng suất chất lượng, chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực của nhiệm vụ, đại diện cơ quan quản lý nhà nước hoặc các tổ chức khác có liên quan, trong đó có ít nhất 02 thành viên đã tham gia Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ.
2. Cá nhân thuộc các trường hợp sau không được là thành viên Hội đồng:
a) Cá nhân đăng ký chủ nhiệm hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
b) Cá nhân thuộc tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
c) Cá nhân thuộc tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia.
Theo đó, hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập, có 07 hoặc 09 thành viên, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội đồng, 02 ủy viên phản biện, 01 thư ký khoa học. Thành viên Hội đồng là chuyên gia năng suất chất lượng, chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực của nhiệm vụ, đại diện cơ quan quản lý nhà nước hoặc các tổ chức khác có liên quan, trong đó có ít nhất 02 thành viên đã tham gia Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ.
Tiêu chí, thang điểm đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm?
Tại Điều 16 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ ngày 01/12/2022) quy định về tiêu chí, thang điểm đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như sau:
Đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ tiến hành bằng cách cho điểm vào Phiếu đánh giá hồ sơ quy định tại Mẫu B8-ĐGNV ban hành kèm theo Thông tư này. Số điểm tối đa cho một hồ sơ là 100 điểm. Cụ thể như sau:
1. tiêu chí về tính cấp thiết của nhiệm vụ: tối đa 15 điểm.
2. Tiêu chí về tính khả thi của nhiệm vụ: tối đa 50 điểm.
3. Tiêu chí về tính hiệu quả và khả năng duy trì, nhân rộng của nhiệm vụ: tối đa 35 điểm.
Theo đó, tiêu chí về tính cấp thiết của nhiệm vụ tối đa là 15 điểm.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân