Quy định về xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội là gì?
- Xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội được quy định như thế nào?
- Điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội là gì?
- Thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; điều chỉnh quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội ra sao?
Xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội được quy định như thế nào?
Tại Điều 5 Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành theo Quyết định 33/2022/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội như sau:
1. Nội dung, hồ sơ, trình tự xây dựng, tích hợp Phương án phát triển cụm công nghiệp theo quy định của Luật Quy hoạch và Khoản 3, Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 66/2020/NĐ-CP và các quy định hiện hành.
2. Sở Công Thương
a) Tổ chức lập, thẩm định đề cương, dự toán chi phí lập phương án phát triển cụm công nghiệp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. Việc thẩm định đề cương, dự toán kinh phí được thực hiện theo hình thức lấy ý kiến Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành, cơ quan liên quan.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng, hoàn thành phương án phát triển cụm công nghiệp. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố lấy ý kiến thỏa thuận của Bộ Công Thương theo quy định.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan tích hợp phương án phát triển cụm công nghiệp vào quy hoạch Thành phố theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan phối hợp tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Phương án; xử lý, tích hợp phương án vào Quy hoạch Thành phố theo quy định; bảo đảm không chồng lấn với các khu vực được quy hoạch ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, việc xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quy định về xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội là gì? (Hình từ Internet)
Điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội là gì?
Tại Điều 6 Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành theo Quyết định 33/2022/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội như sau?
1. Nội dung, hồ sơ, trình tự đề xuất xây dựng, tích hợp điều chỉnh Phương án phát triển cụm công nghiệp theo quy định Luật Quy hoạch và Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 66/2020/NĐ-CP.
2. Sở Công Thương chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị điều chỉnh phương án, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định; tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố lấy ý kiến thỏa thuận của Bộ Công Thương theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản đề xuất điều chỉnh Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn của gửi Sở Công Thương.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và các đơn vị có liên quan phối hợp tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo điều chỉnh phương án; xử lý, tích hợp điều chỉnh phương án vào Quy hoạch Thành phố theo quy định; bảo đảm không chồng lấn với các khu vực được quy hoạch ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn Thành phố.
Thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; điều chỉnh quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội ra sao?
Tại Điều 7 Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành theo Quyết định 33/2022/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; điều chỉnh quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội như sau:
1. Điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và có quy mô diện tích không vượt quá 75ha và không dưới 30ha đối với cụm công nghiệp; quy mô diện tích không vượt quá 75ha và không dưới 15ha đối với cụm công nghiệp làng nghề.
2. Nội dung, hồ sơ, trình tự lập, thẩm định phê duyệt, lập hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp theo quy định tại Điều 11, 12, 13, 14 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Khoản 8, Điều 1 Nghị định số 66/2020/NĐ-CP.
3. Thời hạn tiếp nhận, lập hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
a) Ngay sau khi nhận được văn bản đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp của doanh nghiệp, hợp tác xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo việc tiếp nhận, thời gian lập hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Thời gian thông báo là 30 ngày.
b) Tiếp nhận, lập hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 12 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP.
4. Lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp: Thực hiện theo quy định tại khoản 9, Điều 1 Nghị định số 66/2020/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư số 28/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ Công Thương quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Thông tư số 28/2020/TT-BCT).
5. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp. Trong báo cáo thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp có nội dung giao doanh nghiệp, hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
Các Sở có trách nhiệm tham gia ý kiến thẩm định gửi Sở Công Thương, cụ thể:
a) Sở Tài chính: Năng lực tài chính của chủ đầu tư; cơ cấu, khả năng cân đối và các giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư; nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư; chính sách ưu đãi (nếu có) đối với dự án của chủ đầu tư; chi phí liên quan và các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài chính.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tư cách pháp lý của nhà đầu tư; giải pháp thu hút đầu tư và các nội dung liên quan đến quản lý lĩnh vực đầu tư.
c) Sở Xây dựng: Sơ bộ tổng mức đầu tư, đấu nối hạ tầng và các nội dung liên quan đến quản lý lĩnh vực xây dựng.
d) Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Sự phù hợp quy hoạch xây dựng của dự án; của phương án đề xuất với chức năng theo quy hoạch xây dựng và các nội dung liên quan đến quản lý lĩnh vực quy hoạch.
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường: Hiện trạng sử dụng đất, sự phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (nếu có); các yêu cầu về môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường như: đánh giá hiện trạng môi trường, công tác quản lý môi trường, khả năng tiếp nhận chất thải xung quanh khu vực dự kiến thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; dự báo những nguồn thái, tác động môi trường của các ngành, nghề dự kiến thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp và phương án quản lý môi trường; các nội dung liên quan đến quản lý lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
e) Sở Giao thông Vận tải: Sự phù hợp của dự án về mức độ ảnh hưởng việc triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp đến Phương án phát triển mạng lưới giao thông, hiện trạng hạ tầng giao thông, khả năng đáp ứng giao thông bên trong và bên ngoài cụm công nghiệp khi dự án đi vào hoạt động (đấu nối, an toàn giao thông...) và các nội dung liên quan đến quản lý lĩnh vực giao thông vận tải.
f) Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch ngành nông nghiệp bao gồm cả đê điều, thủy lợi; sự phù hợp về phương án hoàn trả công trình thủy lợi, công trình đê điều bị ảnh hưởng (nếu có); giải pháp đấu nối thoát nước mưa, nước thải của dự án vào hệ thống công trình thủy lợi trong khu vực (nếu có); phương án thu gom, quản lý, sử dụng tầng đất canh tác theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố; việc thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý sử dụng đất trồng lúa (nếu có); đánh giá tác động của dự án đến sản xuất nông nghiệp và các nội dung liên quan đến quản lý lĩnh vực nông nghiệp.
6. Điều chỉnh quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
a) Trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có trách nhiệm thực hiện thủ tục điều chỉnh quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp đối với trường hợp việc điều chỉnh làm thay đổi nội dung quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp (quy mô diện tích, tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự án, thay đổi thông tin về Chủ đầu tư).
b) Trên cơ sở nội dung đề xuất điều chỉnh quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp của Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Cục Thuế thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định nội dung điều chỉnh theo quy định pháp luật về quản lý phát triển cụm công nghiệp, pháp luật về đầu tư và các quy định khác có liên quan, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định điều chỉnh quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
Các Sở, ngành có trách nhiệm tham gia ý kiến thẩm định gửi Sở Công Thương, cụ thể:
Sở Tài chính: Năng lực tài chính của chủ đầu tư tại thời điểm đề nghị điều chỉnh quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài chính.
Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tư cách pháp lý của chủ đầu tư và thông tin thay đổi của chủ đầu tư (nếu có); các nội dung liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
Sở Tài nguyên và Môi trường: Tình hình sử dụng đất, chấp hành các quy định về đất đai, môi trường của chủ đầu tư; các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Sở Xây dựng: Sự phù hợp của tổng mức đầu tư đề nghị điều chỉnh; các nội dung liên quan đến lĩnh vực xây dựng.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Quy mô dự án; chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc khi điều chỉnh quy mô dự án và các nội dung liên quan đến quản lý lĩnh vực quy hoạch.
Cục Thuế Thành phố: Việc chấp hành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành.
Ủy ban nhân dân cấp huyện: Tình hình triển khai thực hiện dự án sau khi Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
7. Lựa chọn chủ đầu tư khác.
a) Trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, nếu chủ đầu tư không thực hiện dự án xây dựng hạ tầng hạ tầng kỹ thuật sau 12 tháng kể từ ngày thành lập, mở rộng cụm công nghiệp hoặc ngừng thực hiện, chậm triển khai dự án 12 tháng so với tiến độ tại quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp (mà không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư đã được phê duyệt tại Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp) thì Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét thu hồi dự án và quyết định lựa chọn chủ đầu tư khác.
b) Việc lựa chọn chủ đầu tư khác được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 7 Quy chế này.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi