Quy định về hình thức yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử?
- Hình thức yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử gồm những gì?
- Khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng ra sao?
- Thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử, quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử?
- Lưu trữ thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử như thế nào?
- Kết nối, sử dụng tài khoản định danh điện tử được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử như thế nào?
Hình thức yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử gồm những gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 19 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định hình thức yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử như sau:
5. Hình thức yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử:
a) Chủ thể danh tính điện tử thực hiện theo các bước hướng dẫn trên ứng dụng VNelD để yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử;
b) Chủ thể danh tính điện tử liên hệ với tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử, cung cấp thông tin xác thực chủ tài khoản định danh điện tử để yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử;
c) Chủ thể danh tính điện tử đến cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, cung cấp thông tin xác thực chủ tài khoản định danh điện tử để yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử.
Các hình thức yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử gồm:
- Thực hiện theo các bước hướng dẫn trên ứng dụng VNelD để yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử;
- Liên hệ với tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử, cung cấp thông tin xác thực chủ tài khoản định danh điện tử để yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử;
- Đến cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, cung cấp thông tin xác thực chủ tài khoản định danh điện tử để yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử.
Hình thức yêu cầu khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử gồm những gì? (Hình từ Internet)
Khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng ra sao?
Theo khoản 6 Điều 19 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:
6. Khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền
Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền có văn bản gửi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử cùng cấp đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, trong đó nêu rõ lý do, thời hạn khóa.
Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền có văn bản gửi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử cùng cấp đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, trong đó nêu rõ lý do, thời hạn khóa.
Thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử, quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử?
Tại Điều 20 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử, quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử như sau:
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an có thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử; quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử tự động trên hệ thống định danh và xác thực điện tử và đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử của cơ quan cấp cục hoặc tương đương trở lên.
2. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp tỉnh.
3. Trưởng Công an cấp huyện quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp huyện.
4. Trưởng Công an cấp xã quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp xã.
Theo quy định nêu trên, cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an có thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử; quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử tự động trên hệ thống định danh và xác thực điện tử và đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử của cơ quan cấp cục hoặc tương đương trở lên.
Lưu trữ thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định lưu trữ thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử như sau:
1. Thông tin về tài khoản định danh điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.
2. Thông tin lịch sử về việc sử dụng tài khoản định danh điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn 05 năm kể từ thời điểm sử dụng tài khoản.
Vậy, thông tin về tài khoản định danh điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Thông tin lịch sử về việc sử dụng tài khoản định danh điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn 05 năm kể từ thời điểm sử dụng tài khoản.
Kết nối, sử dụng tài khoản định danh điện tử được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử như thế nào?
Theo Điều 22 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định kết nối, sử dụng tài khoản định danh điện tử được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử như sau:
1. Điều kiện của tổ chức, cá nhân thực hiện kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử:
a) Có cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin để kết nối;
b) Hệ thống thông tin phục vụ kết nối bảo đảm an toàn theo tiêu chí hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị kết nối:
a) Cá nhân, tổ chức có nhu cầu kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử gửi văn bản đề nghị kết nối tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử nêu rõ phạm vi, mục đích thực hiện kết nối và giấy tờ, tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện thực hiện kết nối quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Căn cứ vào điều kiện thực hiện kết nối quy định tại khoản 1 Điều này và phạm vi, mục đích thực hiện kết nối của cá nhân, tổ chức đề nghị kết nối, cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tổ chức thẩm định, kiểm tra thực tế và quyết định việc cho phép thực hiện kết nối.
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị kết nối, cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử xem xét, quyết định cho phép thực hiện kết nối bằng văn bản; nếu không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thực hiện kết nối:
a) Sau khi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử có văn bản chấp thuận cho phép kết nối hệ thống định danh và xác thực điện tử với hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử thực hiện việc kết nối thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với cá nhân, tổ chức đó.
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử ngừng thực hiện kết nối trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thỏa thuận sử dụng dịch vụ theo hợp đồng cung cấp dịch vụ. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử báo cáo cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử về việc ngừng thực hiện kết nối để cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông báo cho cá nhân, tổ chức.
Kết nối, sử dụng tài khoản định danh điện tử được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định 59/2022/NĐ-CP.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh