Bộ Xây dựng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về hạ tầng kỹ thuật?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về hạ tầng kỹ thuật như thế nào?
Căn cứ Khoản 8 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về hạ tầng kỹ thuật như sau:
Cấp nước đô thị và khu công nghiệp; thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp; quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn; công viên, cây xanh đô thị; chiếu sáng đô thị; nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ) và cơ sở hỏa táng; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
a) Xây dựng định hướng, chiến lược, đề án, chương trình quốc gia về phát triển hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu quốc gia về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Tổ chức thẩm định các quy hoạch thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật các thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại đặc biệt;
c) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật theo định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;
d) Xây dựng cơ chế, chính sách, quy định về phát triển, quản lý vận hành, khai thác sử dụng, bàn giao hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật;
đ) Quản lý về dịch vụ hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật; hướng dẫn quy trình kỹ thuật, việc lập và quản lý chi phí, phương pháp xác định giá dịch vụ hạ tầng kỹ thuật;
e) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động kinh doanh nước sạch và thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn; hoạt động kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng;
g) Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quy định việc phân cấp, phân loại đường đô thị; xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng đường đô thị;
h) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định đánh giá sự phù hợp và khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật đối với các dự án đầu tư xây dựng;
i) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hạ tầng kỹ thuật.
Về hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng Xây dựng định hướng, chiến lược, đề án, chương trình quốc gia về phát triển hạ tầng kỹ thuật; Tổ chức thẩm định các quy hoạch thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật các thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại đặc biệt
Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quy định việc phân cấp; Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hạ tầng kỹ thuật...
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về hạ tầng kỹ thuật như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về nhà ở như thế nào?
Căn cứ Khoản 9 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về nhà ở như sau:
a) Xây dựng Chiến lược nhà ở quốc gia cho từng thời kỳ, chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế hoạch nhà ở trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hàng năm và theo từng giai đoạn; tổ chức thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển nhà ở xã hội, hỗ trợ nhà ở cho từng nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định pháp luật;
c) Quy định và hướng dẫn tiêu chí xác định nhu cầu nhà ở trong nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; hướng dẫn định mức kinh phí để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương;
d) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở trên phạm vi toàn quốc; các chương trình, đề án, dự án phát triển nhà ở trọng điểm theo nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
đ) Thẩm định các nội dung liên quan đến nhà ở để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật nhà ở; công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
e) Ban hành quy định về tiêu chí phân loại, quy chế quản lý, sử dụng, quản lý vận hành, chế độ bảo hành, bảo trì các loại nhà ở; ban hành chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư;
g) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chuẩn nhà ở công vụ; thẩm định nhu cầu về nhà ở công vụ, kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của các cơ quan trung ương (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an);
h) Hướng dẫn phương pháp xác định giá thuê nhà ở công vụ, giá bán, giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội; phương pháp xác định chi phí dịch vụ quản lý vận hành nhà ở; hướng dẫn về đối tượng, điều kiện, quy trình lựa chọn đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở;
i) Tổ chức tạo lập, quản lý vận hành, bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Chính phủ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;
k) Hướng dẫn quy định về điều kiện, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, tiêu chuẩn thiết kế và điều kiện tối thiểu xây dựng nhà ở xã hội theo mô hình riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân;
l) Đề xuất các chương trình điều tra, thống kê về nhà ở trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
m) Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà ở thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, kết nối và chia sẻ với cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia theo quy định của pháp luật.
Về nhà ở, Bộ Xây dựng xây dựng Chiến lược nhà ở quốc gia cho từng thời kỳ, chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế hoạch nhà ở trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hàng năm và theo từng giai đoạn; Ban hành quy định về tiêu chí phân loại, quy chế quản lý, sử dụng, quản lý vận hành, chế độ bảo hành, bảo trì các loại nhà ở;
Hướng dẫn quy định về điều kiện, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, tiêu chuẩn thiết kế và điều kiện tối thiểu xây dựng nhà ở xã hội theo mô hình riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân...
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về công sở như thế nào?
Theo Khoản 10 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về công sở như sau:
a) Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch phát triển hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc lập quy hoạch phát triển công sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương;
c) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật và chủ trì xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia để trình cấp có thẩm quyền ban hành về xây dựng công sở, trụ sở làm việc, chế độ bảo trì công sở, trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Về công sở, Bộ Xây dựng Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch phát triển hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội;
Ban hành quy chuẩn kỹ thuật và chủ trì xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia để trình cấp có thẩm quyền ban hành về xây dựng công sở, trụ sở làm việc, chế độ bảo trì công sở, trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp...
Trân trọng!
Mạc Duy Văn