Bộ Xây dựng có nhiệm vụ như thế nào về quy hoạch xây dựng, kiến trúc?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về quy hoạch xây dựng, kiến trúc như thế nào?
Tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về quy hoạch xây dựng, kiến trúc như sau:
a) Tổ chức thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc thẩm định, phê duyệt theo phân công của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch không gian ngầm đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Chủ trì lập, thẩm định hợp phần về quy hoạch xây dựng trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch khác theo quy định;
c) Ban hành định mức, đơn giá, phương pháp lập và quản lý chi phí trong việc lập, thẩm định và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc;
d) Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam phù hợp với từng giai đoạn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành;
đ) Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng, kiến trúc gắn kết với cơ sở dữ liệu về đất đai trên phạm vi cả nước;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, quản lý không gian theo quy hoạch và quy chế quản lý kiến trúc (gồm không gian trên mặt đất và không gian ngầm), kiến trúc đô thị và nông thôn.
Vậy,về quy hoạch xây dựng, kiến trúc, Bộ Xây dựng Tổ chức thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc thẩm định, phê duyệt theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;.
Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng, kiến trúc gắn kết với cơ sở dữ liệu về đất đai trên phạm vi cả nước; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị...
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về quy hoạch xây dựng, kiến trúc như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về hoạt động đầu tư xây dựng?
Căn cứ Khoản 6 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng; thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc ứng dụng mô hình thông tin công trình trong quá trình đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, dự toán xây dựng; thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật;
c) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng theo thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình quan trọng quốc gia theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ giao;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; đình chỉ xây dựng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đình chỉ xây dựng và xử lý vi phạm hoặc thu hồi, hủy giấy phép xây dựng khi phát hiện việc cấp giấy phép không đúng theo quy định hoặc công trình xây dựng vi phạm các quy định về quản lý trật tự xây dựng;
đ) Thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu;
e) Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của pháp luật; hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng; công bố mẫu hợp đồng xây dựng;
h) Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quy định việc áp dụng các công cụ cần thiết trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; hướng dẫn nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quy định việc xác định định mức mới, điều chỉnh định mức; quy định việc xác định chỉ số giá xây dựng công trình trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên; ban hành định mức xây dựng; công bố suất vốn đầu tư xây dựng, giá xây dựng tổng hợp, chỉ số giá xây dựng quốc gia, định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản để tính giá ca máy;
i) Quản lý, hướng dẫn về đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực, phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật về hợp tác công tư;
k) Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm về chất lượng công trình xây dựng; đình chỉ hoặc kiến nghị đình chỉ thi công và yêu cầu chủ đầu tư, tư vấn, các nhà thầu khắc phục trong trường hợp phát hiện chất lượng công trình không đạt yêu cầu, công tác thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về an toàn lao động; tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
l) Hướng dẫn các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định xây dựng; kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền các hoạt động giám định xây dựng, giám định tư pháp xây dựng, giám định nguyên nhân sự cố trong thi công xây dựng và trong quá trình khai thác, sử dụng công trình;
m) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng; chủ trì tổ chức và xét duyệt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng;
n) Hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo trì công trình xây dựng, đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng; công bố, hướng dẫn xử lý công trình hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
o) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tham gia trong các hoạt động xây dựng;
p) Quy định việc sát hạch để cấp các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra việc cấp và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I đối với cá nhân, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I đối với tổ chức theo quy định của pháp luật;
q) Xây dựng, quản lý việc công khai danh sách cá nhân, tổ chức được cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng theo quy định pháp luật.
Vậy, về hoạt động đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Kiểm tra công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, dự toán xây dựng; hực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu...
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về phát triển đô thị?
Theo Khoản 7 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về phát triển đô thị như sau:
a) Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án quan trọng quốc gia về phát triển đô thị; các chỉ tiêu về lĩnh vực phát triển đô thị trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước theo từng giai đoạn;
b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, quy định về: Quản lý quá trình đô thị hóa; quản lý, đầu tư phát triển không gian đô thị (bao gồm không gian trên mặt đất và không gian ngầm), các mô hình phát triển đô thị; quản lý kế hoạch, chương trình nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang đô thị, nâng cao năng lực chống chịu ứng phó biến đổi khí hậu của đô thị; khai thác, sử dụng và bàn giao quản lý các khu đô thị; hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị; lập và quản lý chi phí các dịch vụ tiện ích trong khu đô thị, chi phí lập và thẩm định khu vực phát triển đô thị, chương trình phát triển đô thị, đề án, báo cáo phân loại đô thị;
c) Thẩm định để cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, khu vực phát triển đô thị, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định của pháp luật;
d) Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận loại đô thị đối với các đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II; quyết định công nhận loại đô thị đối với các đô thị loại III và loại IV;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách, các quy định pháp luật về phát triển đô thị, hoạt động đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đô thị hàng năm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn đã được cấp có thẩm quyền quy định; hướng dẫn quản lý trật tự xây dựng đô thị;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị đã được phê duyệt;
g) Tổ chức các hoạt động vận động, xúc tiến và điều phối các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho việc đầu tư phát triển đô thị theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ;
h) Tổ chức xây dựng, tích hợp, quản lý và khai thác hệ thống dữ liệu đô thị quốc gia.
Vậy, về phát triển đô thị, Bộ Xây dựng hướng dẫn, xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án quan trọng quốc gia về phát triển đô thị.
Thẩm định để cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, khu vực phát triển đô thị, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định của pháp luật; tổ chức xây dựng, tích hợp, quản lý và khai thác hệ thống dữ liệu đô thị quốc gia...
Trân trọng!
Mạc Duy Văn