Ở Thành phố Hồ Chí Minh Quy trình, kinh phí tổ chức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố ra sao?
Quy trình, kinh phí tổ chức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố ở Thành phố Hồ Chí Minh?
Tại Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố thực hiện tương tự như đối với Trưởng ấp, Trưởng khu phố.
Tại Điều 21 Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Kinh phí tổ chức bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố và Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố do ngân sách xã, phường, thị trấn đảm bảo.
Theo đó, việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố thực hiện tương tự như đối với Trưởng ấp, Trưởng khu phố.
Quy trình, kinh phí tổ chức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố ở Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Tổ chức tổ nhân dân, tổ dân phố ở Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Tại Điều 22 Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Quy mô của tổ nhân dân phải có từ 50 hộ gia đình trở lên, đối với xã đảo (nếu có) phải có từ 30 hộ gia đình trở lên. Tổ dân phố phải có từ 100 hộ gia đình trở lên. Tổ nhân dân, tổ dân phố có Tổ trưởng và một Tổ phó.
Tổ nhân dân có trên 70 hộ gia đình trở lên, tổ dân phố có trên 120 hộ gia đình trở lên có thể bố trí thêm một Tổ phó. Riêng đối với xã đảo (nếu có), tổ nhân dân có trên 50 hộ gia đình trở lên có thể bố trí thêm một Tổ phó.
2. Tổ trưởng tổ nhân dân, tổ dân phố do nhân dân trong tổ đề cử hoặc do Ban công tác Mặt trận giới thiệu và có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tham dự thống nhất. Hình thức bầu được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do buổi sinh hoạt tổ quyết định.
3. Tổ phó là người giúp Tổ trưởng, thay mặt Tổ trưởng chủ trì các buổi họp dân khi Tổ trưởng vắng và thực hiện các nhiệm vụ do Tổ trưởng giao. Tổ phó do Tổ trưởng đề nghị sau khi trao đổi thống nhất với Trưởng Ban công tác Mặt trận.
4. Trường hợp khuyết Tổ trưởng thì Tổ phó thực hiện các nhiệm vụ của tổ; nếu khuyết cả Tổ trưởng và Tổ phó hoặc thành lập mới tổ nhân dân, tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ định Tổ trưởng lâm thời hoạt động cho đến khi đề cử Tổ trưởng mới theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Tổ chức tổ nhân dân, tổ dân phố ở Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND
Sinh hoạt tổ nhân dân, tổ dân phố tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Tại Điều 23 Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Tổ nhân dân, tổ dân phố sinh hoạt ba tháng một lần. Buổi sinh hoạt được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn tổ tham dự. Tổ trưởng hoặc Tổ phó chủ trì sinh hoạt, cử người làm thư ký (được đa số người dự hợp đồng ý) ghi biên bản sinh hoạt; mời Trưởng ấp, Trưởng Khu phố (hoặc Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng Khu phố), công an viên phụ trách, cảnh sát khu vực cùng tham dự.
Nội dung sinh hoạt tổ phải chuẩn bị chu đáo, việc kiểm điểm thực hiện công việc cần ngắn gọn, kế hoạch và biện pháp thực hiện công tác cần rõ ràng, cụ thể để nhân dân trong tổ dễ nhớ, dễ thực hiện nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ do Trưởng ấp, Trưởng Khu phố giao, đồng thời kiến nghị, đề xuất lên ấp, khu phố những nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của nhân dân trong tổ và tổ chức bầu Tổ trưởng (nếu có). Biên bản cuộc họp tổ được gửi đến Trưởng ấp, Trưởng Khu phố sau một ngày.
Sinh hoạt tổ nhân dân, tổ dân phố tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện ba tháng một lần. Buổi sinh hoạt được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn tổ tham dự....
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân