Đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên của ngân hàng có hồ sơ được quy định như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên của ngân hàng được quy định như thế nào?
- Trình tự, thủ tục chấp thuận tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên của ngân hàng ra sao?
- Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài các trường hợp tăng mức vốn điều lệ từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác?
Hồ sơ đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên của ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng như sau:
a) Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
(i) Số ngày và thời gian dự kiến tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
(ii) Lý do, sự cần thiết của việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
(iii) Các giải pháp dự kiến thực hiện để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh đến quyền và lợi ích của khách hàng;
b) Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản trị đối với ngân hàng thương mại cổ phần, Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh; Quyết định của Tổng Giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
c) Tài liệu chứng minh sự cần thiết của việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Hồ sơ đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên của ngân hàng gồm văn bản đề nghị; Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản trị đối với ngân hàng thương mại cổ phần, Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh; Quyết định của Tổng Giám đốc chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh; Tài liệu chứng minh sự cần thiết của việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Đề nghị tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên của ngân hàng có hồ sơ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục chấp thuận tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên của ngân hàng ra sao?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 50/2018/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục chấp nhận tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng như sau:
2. Trình tự, thủ tục chấp thuận:
a) Tối thiểu 45 ngày làm việc trước ngày dự kiến tạm ngừng hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn tối thiểu 07 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng hoạt động kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm đăng trên các phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tại một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam, trong đó phải có các thông tin về thời gian và lý do tạm ngừng hoạt động.
Trình tự, thủ tục chấp thuận tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên của ngân hàng:
+ Tối thiểu 45 ngày làm việc trước ngày dự kiến tạm ngừng hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước;
+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
+ Trong thời hạn tối thiểu 07 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng hoạt động kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm đăng trên các phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tại một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam, trong đó phải có các thông tin về thời gian và lý do tạm ngừng hoạt động.
Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài các trường hợp tăng mức vốn điều lệ từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác?
Tại Điều 12 Thông tư 50/2018/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-NHNN quy định về tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài các trường hợp tăng mức vốn điều lệ từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật như sau:
Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài các trường hợp tăng mức vốn điều lệ quy định tại Điều 11 Thông tư này
1. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
(i) Mức vốn điều lệ hiện tại và mức vốn điều lệ dự kiến tăng;
(ii) Cam kết thông báo cho các tổ chức, cá nhân mua cổ phần về quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, trong đó bao gồm:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua; không được mua dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm tuân thủ quy định của Luật các tổ chức tín dụng về giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan;
- Chịu trách nhiệm tuân thủ quy định về cổ đông lớn, cổ đông lớn và người có liên quan;
(iii) Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ dẫn đến việc hình thành cổ đông lớn hoặc cổ đông lớn trở thành cổ đông thường hoặc cổ đông lớn mua cổ phần, văn bản đề nghị phải bao gồm các thông tin sau: tên cổ đông, tỷ lệ cổ phần sở hữu trước và dự kiến sau khi ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ;
b) Nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại;
c) Phương án tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần tại điểm b khoản này, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
(i) Sự cần thiết tăng mức vốn điều lệ;
(ii) Tổng mức vốn điều lệ dự kiến tăng thêm; tổng mệnh giá phát hành, loại cổ phần phát hành, đối tượng phát hành; các đợt dự kiến phát hành và phương án phát hành cho từng đợt (nếu có);
(iii) Thời gian dự kiến phát hành và thời gian dự kiến hoàn thành việc phát hành thêm cổ phiếu;
d) Danh sách cổ đông và tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông có tỷ lệ sở hữu từ 5% trở lên so với vốn cổ phần có quyền biểu quyết và so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn; Danh sách cổ đông và người có liên quan có tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 20% trở lên so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn. Các danh sách này phải có thông tin định danh của cổ đông, người có liên quan của cổ đông theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục chấp thuận, hiệu lực của văn bản chấp thuận, sửa đổi, bổ sung Giấy phép về việc tăng vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 11 Thông tư này.
Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài các trường hợp tăng mức vốn điều lệ từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác có hồ sơ gồm văn bản đề nghị; Nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại; Phương án tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần; Danh sách cổ đông và tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông có tỷ lệ sở hữu từ 5% trở lên so với vốn cổ phần có quyền biểu quyết và so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn; Danh sách cổ đông và người có liên quan có tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 20% trở lên so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo