Quy định về hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?

Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào? Đính chính văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc ra sao? Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?

Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?

Căn cứ Điều 36 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật như sau:


1. Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản quy phạm pháp luật phải được hợp nhất về mặt kỹ thuật với văn bản được sửa đổi, bổ sung.
2. Thủ trưởng đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị mình chủ trì soạn thảo khi được sửa đổi, bổ sung, gồm:
a) Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký ban hành, văn bản liên tịch do Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ trì soạn thảo.
3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung hoàn thành việc hợp nhất văn bản, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký xác thực văn bản hợp nhất và thực hiện việc đăng tải văn bản hợp nhất như sau:
a) Đơn vị thực hiện việc hợp nhất có trách nhiệm gửi văn bản hợp nhất cho Văn phòng Chính phủ trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký xác thực, để đưa lên trang thông tin điện tử của Chính phủ; gửi văn bản hợp nhất cho cơ quan Công báo để thực hiện việc đăng Công báo.
b) Đơn vị thực hiện việc hợp nhất có trách nhiệm gửi văn bản hợp nhất (bản điện tử định dạng “.doc” của văn bản và bản PDF có dấu đỏ) cho Vụ Pháp chế trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký xác thực, để thực hiện việc cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
4. Thủ trưởng đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm đảm bảo thời hạn, tính chính xác về nội dung và kỹ thuật hợp nhất theo quy định tại Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật năm 2012. Trường hợp để xảy ra sai sót phải chịu trách nhiệm và phải xử lý kịp thời theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật năm 2012.

- Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản quy phạm pháp luật phải được hợp nhất về mặt kỹ thuật với văn bản được sửa đổi, bổ sung.

- Thủ trưởng đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị mình chủ trì soạn thảo khi được sửa đổi, bổ sung, gồm:

+ Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký ban hành, văn bản liên tịch do Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ trì soạn thảo.

- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung hoàn thành việc hợp nhất văn bản, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký xác thực văn bản hợp nhất và thực hiện việc đăng tải văn bản hợp nhất.

- Thủ trưởng đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm đảm bảo thời hạn, tính chính xác về nội dung và kỹ thuật hợp nhất, nếu để xảy ra sai sót thì phải chịu trách nhiệm và phải xử lý kịp thời.

Quy định về hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?

Quy định về hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc? (Hình từ Internet)

Đính chính văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc ra sao?

Theo Điều 37 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định đính chính văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Đính chính văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành, đăng Công báo nếu phát hiện có sai sót thì phải được đính chính. Việc đính chính phải thể hiện bằng quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và phải được đăng Công báo.
2. Việc đính chính văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành hoặc được đăng Công báo phải dựa trên cơ sở đối chiếu với văn bản gốc và không làm thay đổi nội dung của quy định trong văn bản gốc. Chỉ đính chính đối với lỗi chính tả hoặc sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật. Việc đính chính không áp dụng đối với những sai sót về căn cứ ban hành, thẩm quyền, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật.

Khi phát hiện có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành, đăng Công báo thì tiến hành đính chính văn bản quy phạm pháp luật, việc đính chính được thể hiện bằng quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và phải được đăng Công báo.

Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?

Tại Điều 38 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định phổ biến văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật
1. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo xây dựng kế hoạch phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
2. Vụ, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chủ động phối hợp với Vụ Pháp chế để phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.

Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với vụ, đơn vị chủ trì soạn thảo thực hiện trách nhiệm phổ biến văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản quy phạm pháp luật

Phan Hồng Công Minh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào