Cung cấp thông tin xây dựng thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc ra sao?
- Cung cấp thông tin xây dựng thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
- Trình ký ban hành thông tư, thông tư liên tịch thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
- Phát hành, đăng Công báo, đăng tải và đưa tin đối với thông tư, thông tư liên tịch thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc?
Cung cấp thông tin xây dựng thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
Căn cứ Điều 33 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định cung cấp thông tin xây dựng thông cáo báo chí như sau:
1. Việc cung cấp thông tin đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Dân tộc được giao chủ trì soạn thảo để xây dựng thông cáo báo chí, gồm:
a) Luật, pháp lệnh, nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố;
b) Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
2. Đối với trường hợp văn bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Văn phòng Chủ tịch nước về văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội do Ủy ban Dân tộc chủ trì soạn thảo để phục vụ việc xây dựng thông cáo báo chí theo quy định tại Điều 12 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.
3. Đối với trường hợp văn bản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do Ủy ban Dân tộc chủ trì soạn thảo để phục vụ việc xây dựng thông cáo báo chí như sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm soạn thảo, gửi thông tin đến Bộ Tư pháp bằng hình thức công văn và thư điện tử, đồng thời gửi Vụ Pháp chế để theo dõi chung.
b) Nội dung soạn thảo theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 07/2021/TT-BTP ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc ban hành thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Việc cung cấp thông tin đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Dân tộc được giao chủ trì soạn thảo để xây dựng thông cáo báo chí, gồm Luật, pháp lệnh, nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố; Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Cung cấp thông tin xây dựng thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc ra sao? (Hình từ Internet)
Trình ký ban hành thông tư, thông tư liên tịch thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
Theo Điều 34 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định trình ký ban hành thông tư, thông tư liên tịch như sau:
Trình ký ban hành thông tư, thông tư liên tịch
1. Hồ sơ trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký ban hành thông tư, thông tư liên tịch bao gồm:
a) Tờ trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm về dự thảo thông tư, thông tư liên tịch;
b) Dự thảo thông tư, thông tư liên tịch đã chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế;
c) Báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo;
đ) Báo cáo đánh giá tác động; bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có);
e) Dự thảo quyết định công bố thủ tục hành chính quy định trong dự thảo (nếu có);
g) Bản tiếp thu, giải trình ý kiến của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (nếu có);
h) Tài liệu khác (nếu có).
2. Trường hợp trình ký ban hành thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm theo trình tự, thủ tục rút gọn, hồ sơ trình ký bao gồm:
a) Tờ trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm về dự thảo thông tư;
b) Dự thảo thông tư đã chỉnh lý theo ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế;
c) Báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
d) Bản tiếp thu, giải trình ý kiến của các Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (nếu có);
4. Dự thảo thông tư, thông tư liên tịch trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký ban hành phải có đầy đủ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này; chữ ký tắt của thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo và chữ ký tắt của Vụ trưởng Vụ Pháp chế ở góc phải cuối mỗi trang của dự thảo văn bản; chữ ký tắt của Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc hoặc Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc được ủy quyền vào vị trí cuối cùng ở phần “Nơi nhận”.
- Trình ký ban hành thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm theo trình tự, thủ tục rút gọn, hồ sơ trình ký bao gồm tờ trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm về dự thảo thông tư; Dự thảo thông tư đã chỉnh lý theo ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế; Báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; Bản tiếp thu, giải trình ý kiến của các Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (nếu có);
Phát hành, đăng Công báo, đăng tải và đưa tin đối với thông tư, thông tư liên tịch thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc?
Tại Điều 35 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định phát hành, đăng Công báo, đăng tải và đưa tin đối với thông tư, thông tư liên tịch như sau:
Phát hành, đăng Công báo, đăng tải và đưa tin đối với thông tư, thông tư liên tịch
1. Phát hành thông tư, thông tư liên tịch:
a) Sau khi văn bản được Lãnh đạo bộ ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi Văn phòng Ủy ban Dân tộc 02 (hai) bản đã được ký kèm theo bản điện lử và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản điện tử so với bản chính của thông tư, thông tư liên tịch.
b) Văn phòng Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm vào số thông tư, đóng dấu, lưu trữ, nhân bản, gửi thông tư, thông tư liên tịch cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo phần “Nơi nhận” của thông tư, thông tư liên tịch và gửi trả hồ sơ trình ký cho đơn vị chủ trì soạn thảo.
c) Văn phòng Ủy ban Dân tộc kiểm soát thời hạn có hiệu lực của thông tư trong quá trình phát hành văn bản đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Điều 151 của Luật.
2. Đăng Công báo, đăng tải và đưa tin:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, Văn phòng Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm gửi thông tư, thông tư liên tịch (bản giấy và bản điện tử) đến Văn phòng Chính phủ để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, đồng thời thực hiện đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, Văn phòng Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm gửi thông tư, thông tư liên tịch đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) và Vụ Pháp chế để kiểm tra theo quy định.
c) Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Ủy ban Dân tộc gửi Vụ Pháp chế toàn văn thông tư, thông tư liên tịch (bản điện tử định dạng “.doc” của văn bản và bản PDF có dấu đỏ) để đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Phát hành thông tư, thông tư liên tịch:
+ Sau khi văn bản được Lãnh đạo bộ ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi Văn phòng Ủy ban Dân tộc 02 (hai) bản đã được ký kèm theo bản điện lử và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản điện tử so với bản chính.
+ Văn phòng Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm vào số thông tư, đóng dấu, lưu trữ, nhân bản, gửi thông tư, thông tư liên tịch cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Văn phòng Ủy ban Dân tộc kiểm soát thời hạn có hiệu lực của thông tư trong quá trình phát hành văn bản đảm bảo thực hiện.
- Đăng Công báo, đăng tải và đưa tin:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, Văn phòng Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm gửi thông tư, thông tư liên tịch đến Văn phòng Chính phủ để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, đồng thời thực hiện đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, Văn phòng Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm gửi thông tư, thông tư liên tịch đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) và Vụ Pháp chế để kiểm tra.
+ Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Ủy ban Dân tộc gửi Vụ Pháp chế toàn văn thông tư, thông tư liên tịch (bản điện tử định dạng “.doc” của văn bản và bản PDF có dấu đỏ) để đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh