Hình thức xử phạt vi phạm trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; các loại quỹ xã hội do công đoàn quản lý trong tổ chức công đoàn?

Vi phạm trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; các loại quỹ xã hội do công đoàn quản lý trong tổ chức công đoàn được xử lý ra sao? Kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào? Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức khi vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào?

Vi phạm trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; các loại quỹ xã hội do công đoàn quản lý trong tổ chức công đoàn được xử lý ra sao?

Tại Điều 22 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về vi phạm trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; các loại quỹ xã hội do công đoàn quản lý trong tổ chức công đoàn như sau:

Vi phạm trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; các loại quỹ xã hội do công đoàn quản lý
1. Cán bộ vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản công đoàn; lợi dụng việc lập quỹ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cộng đồng.
b) Thực hiện không đúng quy định về lưu trữ và công khai hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính công đoàn; nghị quyết, biên bản về hoạt động của quỹ theo quy định.
c) Tiếp nhận, sử dụng tiền, tài sản tài trợ không đúng mục đích, nội dung, đối tượng và theo yêu cầu của nhà tài trợ.
d) Sử dụng tài sản công trái pháp luật.
đ) Báo cáo hoặc cung cấp các số liệu không chính xác, trung thực (kể cả các số liệu trong các biểu phụ lục kèm theo báo cáo).
2. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức:
a) Vi phạm hoạt động vận động, quyên góp, tài trợ; tiếp nhận tiền, tài sản do các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tài trợ không theo đúng tôn chỉ mục đích quy định tại điều lệ, quy chế hoạt động của quỹ và quy định của pháp luật.
b) Làm giả chứng từ, khai khống hồ sơ hoặc giấu giếm, không báo cáo, tiêu hủy chứng cứ, hồ sơ, tài liệu để trục lợi; tẩy xoá tài liệu kế toán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép thành lập quỹ dưới mọi hình thức.
c) Chi sai mục đích, không đúng Điều lệ, quy chế hoạt động đã được cơ quan công đoàn hoặc Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
d) Vi phạm các quy định của Nhà nước, của Công đoàn về quản lý tài chính, công khai tài chính của quỹ do công đoàn quản lý.
đ) Sử dụng tiền quỹ quyên góp để cho vay, gửi tiết kiệm lấy lãi sử dụng hoặc đầu tư trái mục đích.
3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức quản lý tài chính, tài sản công đoàn sai quy định của Công đoàn, pháp luật của Nhà nước; tổ chức vận động tài trợ không đúng quy định của Điều lệ, quy chế hoạt động.
b) Chỉ đạo, ép buộc cấp dưới do mình trực tiếp phụ trách thực hiện sai quy định dẫn đến vi phạm nguyên tắc tài chính, pháp luật.
c) Lợi dụng việc lập quỹ để hoạt động bất hợp pháp hoặc có hoạt động gây phương hại đến lợi ích của Nhà nước, của Công đoàn.

Vi phạm trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; các loại quỹ xã hội do công đoàn quản lý trong tổ chức công đoàn được xử lý bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức, khai trừ.

Hình thức xử phạt vi phạm trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; các loại quỹ xã hội do công đoàn quản lý trong tổ chức công đoàn?

Hình thức xử phạt vi phạm trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; các loại quỹ xã hội do công đoàn quản lý trong tổ chức công đoàn? (Hình từ Internet)

Kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào?

Tại khoản 1 Điều 23 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành trong tổ chức công đoàn như sau:

1. Cán bộ vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế làm việc, quy chế dân chủ ở cơ sở.
b) Không phổ biến kịp thời, chỉ đạo, tổ chức thực hiện không đúng hoặc không chỉ đạo, tổ chức thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Công đoàn, của Đảng.
c) Thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Công đoàn, của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước để cấp dưới thực hiện sai hoặc quyết định sai.
d) Giao nhiệm vụ cho cấp dưới không rõ về nội dung, thời gian thực hiện, không đúng năng lực, sở trường, không đúng nhiệm vụ, quyền hạn của cấp dưới dẫn đến cấp dưới không thực hiện được nhiệm vụ hoặc vi phạm.
đ) Cấp dưới đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo những vấn đề thuộc thẩm quyền nhưng không kịp thời giải quyết theo quy định để tình trạng đơn, thư khiếu kiện vượt cấp phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị.
e) Không chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao.

Kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành trong tổ chức công đoàn trong trường hợp sau:

- Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế làm việc, quy chế dân chủ ở cơ sở. Không phổ biến kịp thời, chỉ đạo, tổ chức thực hiện không đúng hoặc không chỉ đạo, tổ chức thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Công đoàn, của Đảng.

- Thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Công đoàn, của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước để cấp dưới thực hiện sai hoặc quyết định sai.

- Giao nhiệm vụ cho cấp dưới không rõ về nội dung, thời gian thực hiện, không đúng năng lực, sở trường, không đúng nhiệm vụ, quyền hạn của cấp dưới dẫn đến cấp dưới không thực hiện được nhiệm vụ hoặc vi phạm.

- Cấp dưới đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo những vấn đề thuộc thẩm quyền nhưng không kịp thời giải quyết để tình trạng đơn, thư khiếu kiện vượt cấp phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị. Không chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao.

Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức khi vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào?

Tại khoản 2 Điều 23 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức khi vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành trong tổ chức công đoàn như sau:

2. Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức:
a) Thiếu kiểm tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Công đoàn trong phạm vi trực tiếp lãnh đạo, quản lý.
b) Chỉ đạo thực hiện trái pháp luật hoặc không rõ, không nhất quán, gây thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước, tiền, tài sản của Công đoàn; tham mưu, đề xuất gian dối, lừa cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản trái pháp luật.
c) Thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý để đơn vị xảy ra mất đoàn kết nghiêm trọng, vi phạm pháp luật, quy trình, quy định công tác, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
d) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức báo cáo cấp có thẩm quyền sai sự thật; không giải quyết kịp thời những tồn tại ở đơn vị, ngành, lĩnh vực mình phụ trách dẫn đến có nhiều sai phạm nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ hoặc khiếu nại, tố cáo đông người.
đ) Bố trí bố, mẹ, vợ (chồng), con, cháu, anh, chị, em ruột (anh chị em vợ, chồng) của mình giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và làm những công việc trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách trái quy định của của Đảng và Nhà nước, Công đoàn.
e) Để cấp phó, người đại diện hoặc người được mình ủy quyền làm trái chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ.

Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức khi vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành trong tổ chức công đoàn trong trường hợp sau:

- Thiếu kiểm tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Công đoàn trong phạm vi trực tiếp lãnh đạo, quản lý.

- Chỉ đạo thực hiện trái pháp luật hoặc không rõ, không nhất quán, gây thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước, tiền, tài sản của Công đoàn; tham mưu, đề xuất gian dối, lừa cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản trái pháp luật.

- Thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý để đơn vị xảy ra mất đoàn kết nghiêm trọng, vi phạm pháp luật, quy trình, quy định công tác, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.

- Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức báo cáo cấp có thẩm quyền sai sự thật; không giải quyết kịp thời những tồn tại ở đơn vị, ngành, lĩnh vực mình phụ trách dẫn đến có nhiều sai phạm nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ hoặc khiếu nại, tố cáo đông người.

- Bố trí bố, mẹ, vợ (chồng), con, cháu, anh, chị, em ruột (anh chị em vợ, chồng) của mình giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và làm những công việc trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách trái quy định.

- Để cấp phó, người đại diện hoặc người được mình ủy quyền làm trái chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ.

Trân trọng!

Nguyễn Hữu Vi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào