Quy định về tổ chức đánh giá, công bố và công nhận đạt yêu cầu nền tảng số quốc gia như thế nào?
- Tổ chức đánh giá, công nhận và công bố đạt yêu cầu nền tảng số quốc gia được quy định như thế nào?
- Triển khai phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng số quốc gia tại đơn vị đầu mối của Cơ quan chủ quản và Đơn vị chuyên trách về chuyển đổi số/công nghệ thông tin của Cơ quan chủ quản ra sao?
- Doanh nghiệp nòng cốt triển khai phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng số quốc gia như thế nào?
Tổ chức đánh giá, công nhận và công bố đạt yêu cầu nền tảng số quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục IV Điều 1 Quyết định 186/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định về tổ chức đánh giá, công nhận và công bố đạt yêu cầu nền tảng số quốc gia như sau:
a) Xây dựng tiêu chí đánh giá, công nhận nền tảng số quốc gia, bao gồm các tiêu chí yêu cầu chức năng, tính năng và bảo đảm an toàn thông tin mạng (như chức năng của nền tảng, hiệu năng hoạt động, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn bảo mật và các yêu cầu phi chức năng khác) và tiêu chí phi kỹ thuật (như tính nền tảng, khả năng và chất lượng dịch vụ của nền tảng, đáp ứng phục vụ số lượng lớn người dùng, sự chấp nhận của thị trường, chất lượng dịch vụ hỗ trợ, năng lực nâng cấp, phát triển mở rộng, tính bền vững của nền tảng số quốc gia, ...);
b) Tổ chức hội đồng hoặc nhóm chuyên gia đánh giá các tiêu chí yêu cầu chức năng, tính năng và bảo đảm an toàn thông tin mạng và tiêu chí phi kỹ thuật của nền tảng số trên cơ sở thông tin, dữ liệu do cơ quan chủ quản và doanh nghiệp phát triển nền tảng cung cấp và khảo sát, thử nghiệm thực tế nền tảng số; trên cơ sở đó xác định mức độ đáp ứng các tiêu chí đối với nền tảng số quốc gia;
c) Thực hiện các thủ tục cấp chứng nhận công nhận nền tảng số quốc gia căn cứ theo kết quả đánh giá;
d) Tổ chức Lễ công bố nền tảng số quốc gia được công nhận và truyền thông về nền tảng số quốc gia được công nhận trên Cổng thông tin nền tảng số quốc gia và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Tổ chức đánh giá, công nhận và công bố đạt yêu cầu nền tảng số quốc gia được quy định như sau:
Xây dựng tiêu chí đánh giá, công nhận nền tảng số quốc gia; Tổ chức hội đồng hoặc nhóm chuyên gia đánh giá các tiêu chí yêu cầu chức năng, tính năng và bảo đảm an toàn thông tin mạng và tiêu chí phi kỹ thuật của nền tảng số trên cơ sở thông tin, dữ liệu.
- Thực hiện các thủ tục cấp chứng nhận công nhận nền tảng số quốc gia căn cứ theo kết quả đánh giá;Tổ chức Lễ công bố nền tảng số quốc gia được công nhận và truyền thông về nền tảng số quốc gia được công nhận trên Cổng thông tin nền tảng số quốc gia và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Quy định về tổ chức đánh giá, công bố và công nhận đạt yêu cầu nền tảng số quốc gia như thế nào? (Hình từ Internet)
Triển khai phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng số quốc gia tại đơn vị đầu mối của Cơ quan chủ quản và Đơn vị chuyên trách về chuyển đổi số/công nghệ thông tin của Cơ quan chủ quản ra sao?
Theo tiết b tiểu mục 2 Mục IV Điều 1 Quyết định 186/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định về triển khai phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng số quốc gia tại đơn vị đầu mối của Cơ quan chủ quản và Đơn vị chuyên trách về chuyển đổi số/công nghệ thông tin của Cơ quan chủ quản như sau:
b) Đơn vị đầu mối của Cơ quan chủ quản và Đơn vị chuyên trách về chuyển đổi số/công nghệ thông tin của Cơ quan chủ quản:
- Căn cứ Danh mục nền tảng số quốc gia tại Phụ lục Quyết định này và Kế hoạch của Cơ quan chủ quản để dự toán kinh phí, trình duyệt và triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch, trong đó:
+ Phân tích, xác định tổng nguồn lực đầu tư phù hợp, bao gồm cả đầu tư công, đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn đầu tư khác để xây dựng nền tảng, đưa nền tảng vào sử dụng, duy trì vận hành, nâng cấp, phát triển mở rộng nền tảng và các chi phí khác.
+ Đối với nền tảng số quốc gia do Cơ quan chủ quản đầu tư xây dựng; thực hiện lập, trình phê duyệt và triển khai kế hoạch, dự án và dự toán kinh phí đầu tư phát triển và đưa vào sử dụng nền tảng số quốc gia theo quy định pháp luật và phù hợp Kế hoạch của Cơ quan chủ quản.
+ Đối với nền tảng số xã hội hóa do doanh nghiệp đầu tư xây dựng, Cơ quan chủ quản thúc đẩy phát triển, thuê, mua sử dụng: Thực hiện lập, trình phê duyệt và triển khai kế hoạch, dự án và dự toán kinh phí chi để thúc đẩy phát triển, thuê, mua sử dụng nền tảng số quốc gia theo quy định pháp luật và phù hợp Kế hoạch của Cơ quan chủ quản.
- Phối hợp chặt chẽ với Đơn vị đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp nòng cốt để triển khai thực hiện; Đề xuất thành lập Ban, tổ công tác liên ngành nếu cần thiết; Thực hiện các cơ chế phối hợp, thường xuyên trao đổi, họp, làm việc để thúc đẩy tiến độ.
- Báo cáo kết quả thực hiện cho Lãnh đạo phụ trách theo tiến độ, đồng thời gửi Đơn vị đầu mối nền tảng và Cơ quan đầu mối điều phối chung của Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp.
Đơn vị đầu mối của Cơ quan chủ quản và Đơn vị chuyên trách về chuyển đổi số/công nghệ thông tin của Cơ quan chủ quản:
- Căn cứ Danh mục nền tảng số quốc gia và Kế hoạch của Cơ quan chủ quản để dự toán kinh phí, trình duyệt và triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch. Phối hợp chặt chẽ với Đơn vị đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp nòng cốt để triển khai thực hiện;
- Báo cáo kết quả thực hiện cho Lãnh đạo phụ trách theo tiến độ, đồng thời gửi Đơn vị đầu mối nền tảng và Cơ quan đầu mối điều phối chung của Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp.
Doanh nghiệp nòng cốt triển khai phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng số quốc gia như thế nào?
Tại tiết c tiểu mục 2 Mục IV Điều 1 Quyết định 186/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định về doanh nghiệp nòng cốt triển khai phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng số quốc gia như sau:
c) Doanh nghiệp nòng cốt:
- Căn cứ Danh mục nền tảng số quốc gia tại Phụ lục Quyết định này để đăng ký phát triển nền tảng với Bộ Thông tin và Truyền thông và tổ chức xây dựng, phê duyệt, triển khai Kế hoạch chi tiết của doanh nghiệp để phát triển từng Nền tảng số quốc gia đã đăng ký, trong đó chú trọng các nội dung:
+ Nghiên cứu, xác định cụ thể, chi tiết tiêu chí, yêu cầu chức năng, tính năng, bảo đảm an toàn thông tin mạng và tiêu chí phi kỹ thuật đối với nền tảng số quốc gia trên cơ sở khảo sát, phân tích kỹ các kinh nghiệm, nền tảng số quốc tế tương tự (nếu có), yêu cầu thực tế của Việt Nam, yêu cầu riêng, đặc thù của ngành, lĩnh vực, địa bàn nhằm phát triển nền tảng số đáp ứng tốt nhất yêu cầu chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số toàn diện, tổng thể;
+ Phân tích, thiết kế nền tảng số quốc gia đảm bảo đáp ứng chi tiết các tiêu chí, yêu cầu nêu trên, áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nền tảng số xuất sắc, chuyên nghiệp, đúng tầm quốc gia, sẵn sàng vươn ra quốc tế;
+ Đề xuất cụ thể phương án, kế hoạch để triển khai đưa nền tảng số vào sử dụng khi hoàn thành xây dựng; đề xuất phương án hướng dẫn, đào tạo người dùng, chuyển giao sử dụng để đảm bảo sự sẵn sàng, thuận tiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng sử dụng nền tảng;
+ Phân tích, xác định các nguồn lực đầu tư để xây dựng nền tảng, đưa nền tảng vào sử dụng, duy trì vận hành, nâng cấp, cập nhật liên tục tối ưu hóa nền tảng, phát triển mở rộng nền tảng trong trung hạn và dài hạn (tính toán phát triển và sử dụng trong ngành, lĩnh vực và mở rộng toàn quốc, hướng ra quốc tế) và các chi phí khác.
- Triển khai xây dựng, phát triển và đưa vào sử dụng nền tảng số quốc gia theo kế hoạch, đề án, dự án được duyệt. Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư nghiên cứu, làm chủ các công nghệ lõi, xây dựng, phát triển nền tảng số chất lượng, thân thiện, dễ sử dụng, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí do Cơ quan chủ quản và Bộ Thông tin và truyền thông đưa ra.
- Đề xuất các chính sách, giải pháp cụ thể mà Cơ quan chủ quản, Bộ Thông tin và Truyền thông cần ban hành, triển khai để đẩy nhanh phát triển và đưa nền tảng số vào sử dụng, thúc đẩy sử dụng rộng rãi nền tảng số quốc gia được giao trong ngành, lĩnh vực và mở rộng toàn quốc, hướng ra quốc tế.
- Gửi kế hoạch chi tiết phát triển từng nền tảng số quốc gia được giao của doanh nghiệp cho Đơn vị đầu mối của Cơ quan chủ quản, Đơn vị đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đơn vị điều phối chung của Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp thực hiện. Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan chủ quản, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan để phát triển, sử dụng và mở rộng nền tảng. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Cơ quan chủ quản nền tảng số hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Căn cứ Danh mục nền tảng số quốc gia để đăng ký phát triển nền tảng với Bộ Thông tin và Truyền thông và tổ chức xây dựng, phê duyệt, triển khai Kế hoạch chi tiết của doanh nghiệp để phát triển từng Nền tảng số quốc gia đã đăng ký.
- Triển khai xây dựng, phát triển và đưa vào sử dụng nền tảng số quốc gia theo kế hoạch, đề án, dự án được duyệt. Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư nghiên cứu, làm chủ các công nghệ lõi, xây dựng, phát triển nền tảng số chất lượng, thân thiện, dễ sử dụng, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí do Cơ quan chủ quản và Bộ Thông tin và truyền thông đưa ra.
- Đề xuất các chính sách, giải pháp cụ thể mà Cơ quan chủ quản, Bộ Thông tin và Truyền thông cần ban hành, triển khai để đẩy nhanh phát triển và đưa nền tảng số vào sử dụng, thúc đẩy sử dụng rộng rãi nền tảng số quốc gia được giao trong ngành, lĩnh vực và mở rộng toàn quốc, hướng ra quốc tế.
- Gửi kế hoạch chi tiết phát triển từng nền tảng số quốc gia được giao của doanh nghiệp cho Đơn vị đầu mối của Cơ quan chủ quản, Đơn vị đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đơn vị điều phối chung của Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp thực hiện. Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan chủ quản, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan để phát triển, sử dụng và mở rộng nền tảng. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Cơ quan chủ quản nền tảng số hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo