Ai được quyền pha chế xăng dầu?
Cá nhân, tổ chức nào có quyền pha chế xăng dầu?
Theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 99/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối.
Như quy định này thì chỉ có thương nhân đầu mối mới được phép pha chế xăng dầu. Trường hợp không phải thương nhân đầu mối mà tự ý pha chế xăng dầu sẽ bị phạt tiền như sau:
Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức. Điều 28 này thuộc Chương III cho nên mức phạt trên được áp dụng cho tổ chức.
Nếu tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đến 100.000.000 đồng. Nếu cá nhân vi phạm thì bị phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức, tức sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, cá nhân hay tổ chức vi phạm đều bị tịch thu tang vật và phương tiện được sử dụng để vi phạm.
Ai được quyền pha chế xăng dầu? (Hình từ Internet)
Tổ chức phân phối xăng dầu không đáp ứng điều kiện về kho bể chứa xăng dầu bị phạt thế nào?
Theo điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân phân phối xăng dầu:
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không đáp ứng điều kiện về kho, bể chứa xăng dầu theo quy định.
Bên cạnh đó, Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
Theo quy định này thì tổ chức (thương nhân bao gồm cả tổ chức và cá nhân) phân phối xăng dầu không đáp ứng điều kiện về kho, bể chứa xăng dầu theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đến 60.000.000 đồng tùy mức độ vi phạm. Bên cạnh đó còn bị tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng.
Viết thêm thông tin vào Giấy phép kinh doanh xăng dầu phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 99/2020/NĐ-CP có quy định hành vi vi phạm khác về điều kiện kinh doanh xăng dầu:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh xăng dầu.
Bên cạnh đó theo Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
Theo quy định này thì người nào viết thêm bất kỳ thông tin gì làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh xăng dầu thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng tùy mức độ vi phạm.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo