Trong giao dịch mua, bán nợ, Ngân hàng có được sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán không?
Ngân hàng có được sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch mua, bán nợ không?
Tại Điều 8 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về đồng tiền giao dịch, cụ thể như sau:
Đồng tiền giao dịch
1. Đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ là đồng Việt Nam. Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch mua, bán nợ chỉ được thực hiện trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người không cư trú.
2. Đồng tiền thu hồi nợ là đồng tiền của khoản nợ hoặc đồng tiền khác theo thỏa thuận giữa bên mua nợ và bên nợ phù hợp với quy định của pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngân hàng chỉ có thể sử dụng đồng tiền Việt Nam để thực hiện việc thanh toán các giao dịch mua bán nợ. Ngoài ra, Ngân hàng được sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch mua, bán nợ trong trường hợp bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người không cư trú.
Trong giao dịch mua, bán nợ, Ngân hàng có được sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng có được tự tổ chức đấu giá các khoản nợ không?
Theo Điều 10 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về phương thức mua, bán nợ, như sau:
Phương thức mua, bán nợ
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định lựa chọn một trong các phương thức mua, bán nợ sau:
1. Thỏa thuận: thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ và bên mua nợ hoặc gián tiếp thông qua bên môi giới.
2. Đấu giá: bên bán nợ thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp theo định của pháp luật về bán đấu giá tài sản hoặc tự tổ chức bán đấu giá khoản nợ.
Ngân hàng khi sau khi thực hiện việc mua bán, nợ thành công có thể tự mình tiến hành tổ chức bán đấu giá khoản nợ hoặc thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp theo định của pháp luật về bán đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá.
Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ cho phía Ngân hàng mua nợ là gì?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, theo đó:
Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ
1. Bên bán nợ có các quyền:
a) Yêu cầu bên mua nợ thanh toán theo thỏa thuận;
b) Yêu cầu bên mua nợ phải thực hiện theo đúng các nghĩa vụ cam kết
c) Các quyền khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
2. Bên bán nợ có các nghĩa vụ:
a) Thông báo bằng văn bản cho bên nợ và các bên liên quan những nội dung của việc bán nợ chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày các bên ký kết đồng mua, bán nợ hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua, bán nợ. Trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc theo thỏa thuận giữa bên bán nợ và bên nợ hoặc trong trường hợp cần thiết, bên bán nợ thông báo bằng văn bản việc bán nợ cho bên nợ trước khi ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
b) Cung cấp các thông tin liên quan đến khoản nợ được bán theo yêu cầu của bên mua nợ, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và không trái với các thỏa thuận tại hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký kết;
c) Chuyển giao đầy đủ, đúng hạn nguyên trạng hồ sơ khoản nợ theo thỏa thuận cho bên mua nợ;
d) Chuyển giao nguyên trạng quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ được bán bao gồm cả quyền, nghĩa vụ đối với biện pháp bảo đảm của khoản nợ, bảo hiểm của khoản nợ (nếu có) cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ và quy định của pháp luật;
đ) Thanh toán các chi phí (kể cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận;
e) Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và quy định pháp luật.
Bên bán nợ có các quyền: Yêu cầu bên mua nợ thanh toán theo thỏa thuận; Yêu cầu bên mua nợ phải thực hiện theo đúng các nghĩa vụ cam kết; Các quyền khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
- Bên bán nợ có các nghĩa vụ:
+ Thông báo bằng văn bản cho bên nợ và các bên liên quan những nội dung của việc bán nợ chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày các bên ký kết đồng mua, bán nợ hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua, bán nợ.
+ Cung cấp các thông tin liên quan đến khoản nợ được bán theo yêu cầu của bên mua nợ, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và không trái với các thỏa thuận tại hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký kết;
+ Chuyển giao đầy đủ, đúng hạn nguyên trạng hồ sơ khoản nợ theo thỏa thuận cho bên mua nợ; Chuyển giao nguyên trạng quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ được bán; Thanh toán các chi phí (kể cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận; Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và quy định pháp luật.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài