Tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, chứng khoán đưa ra khỏi diện cảnh báo được quy định ra sao?
- Chứng khoán đưa ra khỏi diện cảnh báo tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM được quy định như thế nào?
- Các trường hợp cổ phiếu, trái phiếu của tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM bị kiểm soát?
- Các trường hợp chứng chỉ quỹ ETF của tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM bị kiểm soát?
Chứng khoán đưa ra khỏi diện cảnh báo tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM được quy định như thế nào?
Tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 22 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 có quy định về chứng khoán đưa ra khỏi diện cảnh báo tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM như sau:
4. Đưa ra khỏi diện cảnh báo:
4.1 SGDCK sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện cảnh báo và thực hiện dỡ bỏ ký hiệu cảnh báo trong trường hợp tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị cảnh báo;
4.2 Trường hợp chứng khoán đang trong diện cảnh báo theo quy định tại tiết a, b, c điểm 1.1 khoản 1 Điều này sẽ được xem xét dỡ bỏ ký hiệu cảnh báo căn cứ vào báo cáo tài chính quý/bán niên được soát xét hoặc báo cáo tài chính năm kiểm toán. Riêng đối với trường hợp chứng khoán rơi vào diện cảnh báo theo quy định tại tiết c điểm 1.1 khoản 1 Điều này và công ty niêm yết đã xử lý lỗ lũy kế bằng thặng dư vốn hoặc các nguồn quỹ khác theo quy định của pháp luật hiện hành, sau một (01) năm kể từ thời điểm công ty niêm yết xử lý lỗ (căn cứ báo cáo tài chính bán niên được soát xét hoặc báo cáo tài chính năm kiểm toán có thuyết minh việc xử lý lỗ lũy kế) chứng khoán đó sẽ được xem xét dỡ bỏ ký hiệu cảnh báo căn cứ vào kết quả kinh doanh tại báo cáo tài chính năm kiểm toán kế tiếp có lãi và ý kiến kiểm toán phải là ý kiến chấp nhận toàn phần;
4.3 Trường hợp chứng khoán rơi vào diện cảnh báo theo quy định tại tiết e và f điểm 1.1 hoặc tiết a điểm 1.2 hoặc tiết b điểm 1.3 khoản 1 Điều này sẽ được xem xét dỡ bỏ ký hiệu cảnh báo nếu tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán trong tối thiểu sáu (06) tháng tiếp theo kể từ ngày ra quyết định cảnh báo.
5. Trong những trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, SGDCK có thể xem xét duy trì diện cảnh báo đối với chứng khoán của tổ chức niêm yết.
6. SGDCK thực hiện công bố thông tin về việc đưa chứng khoán ra khỏi diện bị cảnh báo.
Chứng khoán đưa ra khỏi diện cảnh báo tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM khi tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị cảnh báo.
Tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, chứng khoán đưa ra khỏi diện cảnh báo được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Các trường hợp cổ phiếu, trái phiếu của tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM bị kiểm soát?
Tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 23 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 có quy định về các trường hợp cổ phiếu, trái phiếu của tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM bị kiểm soát như sau:
1.1 Đối với cổ phiếu, trái phiếu:
a) Trường hợp quy định tại tiết a điểm 1.1 khoản 1 Điều 22 Quy chế này, chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát khi vốn điều lệ đã góp của tổ chức có cổ phiếu, trái phiếu niêm yết giảm xuống dưới một trăm hai mươi (120) tỷ đồng Việt Nam tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kỳ kế tiếp;
b) Trường hợp quy định tại tiết b và tiết c điểm 1.1 khoản 1 Điều 22 Quy chế này, chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát khi lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm kế tiếp của công ty là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lợi nhuận sau thuế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lợi nhuận sau thuế căn cứ vào lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất;
c) Lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính bán niên soát xét gần nhất (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Đối với tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất/báo cáo tài chính tổng hợp;
d) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh chính từ chín (09) tháng trở lên;
e) Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Các trường hợp cổ phiếu, trái phiếu của tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM bị kiểm soát
- Chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát khi vốn điều lệ đã góp của tổ chức có cổ phiếu, trái phiếu niêm yết giảm xuống dưới một trăm hai mươi (120) tỷ đồng Việt Nam tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kỳ kế tiếp; Chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát khi lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm kế tiếp của công ty là số âm;
- Lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính bán niên soát xét gần nhất (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh chính từ chín (09) tháng trở lên;
- Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Các trường hợp chứng chỉ quỹ ETF của tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM bị kiểm soát?
Tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 23 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 có quy định về các trường hợp chứng chỉ quỹ ETF của tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM bị kiểm soát như sau:
1.2 Đối với chứng chỉ quỹ ETF:
a) Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu của quỹ ETF (Tracking error - TE) vượt mức 80% so với mức sai lệch tối đa theo quy định của SGDCK (nhưng không vượt quá mức sai lệch tối đa theo quy định của SGDCK) liên tiếp trong vòng sáu (06) tháng;
b) Công ty quản lý quỹ tiếp tục vi phạm quy định công bố thông tin sau khi đã bị cảnh báo;
c) Giá trị tài sản ròng của quỹ giảm xuống thấp hơn mười (10) tỷ đồng liên tiếp trong vòng ba (03) tháng;
d) Số lượng thành viên lập quỹ không đáp ứng điều kiện “có tối thiểu hai (02) thành viên lập quỹ trong đó có ít nhất một (01) thành viên là thành viên giao dịch thuộc SGDCK” liên tiếp trong vòng ba (03) tháng;
e) Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư sau khi được sự chấp thuận của UBCKNN;
f) Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động nhưng ban đại diện quỹ chưa xác lập được Công ty quản lý quỹ thay thế quá thời hạn một (01) tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện;
g) Ngân hàng giám sát bị giải thể, phá sản, đơn phương chấm dứt hợp đồng giám sát hoặc bị công ty quản lý quỹ chấm dứt hợp đồng giám sát; hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán bị thu hồi nhưng Công ty quản lý quỹ chưa xác lập được ngân hàng giám sát thay thế quá thời hạn một (01) tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện.
h) Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Chứng chỉ quỹ ETF của tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM bị kiểm soát khi mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu của quỹ ETF (Tracking error - TE) vượt mức 80% so với mức sai lệch tối đa theo quy định của SGDCK (nhưng không vượt quá mức sai lệch tối đa theo quy định của SGDCK) liên tiếp trong vòng sáu (06) tháng;
- Công ty quản lý quỹ tiếp tục vi phạm quy định công bố thông tin sau khi đã bị cảnh báo; Giá trị tài sản ròng của quỹ giảm xuống thấp hơn mười (10) tỷ đồng liên tiếp trong vòng ba (03) tháng;
- Số lượng thành viên lập quỹ không đáp ứng điều kiện “có tối thiểu hai (02) thành viên lập quỹ liên tiếp trong vòng ba (03) tháng; Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư sau khi được sự chấp thuận của UBCKNN;
- Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động nhưng ban đại diện quỹ chưa xác lập được Công ty quản lý quỹ thay thế quá thời hạn một tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện; Ngân hàng giám sát bị giải thể, phá sản, đơn phương chấm dứt hợp đồng giám sát hoặc bị công ty quản lý quỹ chấm dứt hợp đồng giám sát.
- Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân