Không nghỉ hết phép năm có được dồn vào năm sau hay không?

Có được dồn phép để năm sau nghỉ không? Bị nhiễm HIV nghỉ việc có được hưởng lương hưu? Người lao động có được nghỉ 1 tháng 4 ngày không?

Có được dồn phép để năm sau nghỉ không?

Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:

- Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Như vậy, người lao động nếu chưa nghỉ hết phép năm mà vẫn tiếp tục làm việc sẽ không được thanh toán tiền đối với những ngày chưa nghỉ.

Tuy nhiên, người lao động có thể thỏa thuận với công ty để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc gộp tối đa 03 năm/lần. Bên cạnh đó, mỗi công ty sẽ quy định nội bộ về nghỉ hàng năm. Do đó, bạn có thể xem lại quy định hoặc liên hệ trực tiếp với công ty về vấn đề này.

Không nghỉ hết phép năm có được dồn vào năm sau hay không?

Không nghỉ hết phép năm có được dồn vào năm sau hay không? (Hình từ Internet)

Bị nhiễm HIV nghỉ việc có được hưởng lương hưu?

Căn cứ tại Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện hưởng lương hưu, trong đó:

Điều kiện hưởng lương hưu
Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 84/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14:
Sửa đổi, bổ sung Điều 54 như sau:
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
- Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
- Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
- Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.”

Theo quy định của pháp luật, đối tượng người tham gia bảo hiểm xã hội mà bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu. Vì thế chú bạn công tác trong ngành công an và do rủi ro nghề nghiệp nên khi nghỉ sẽ được hưởng lương hưu.

Người lao động có được nghỉ 1 tháng 4 ngày không?

Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ hằng tuần:

Nghỉ hằng tuần
- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
- Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo quy định trên thì công ty có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Vì vậy, với trường hợp của bạn công ty có trách nhiệm bố trí để bạn được nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghỉ hằng năm

Nguyễn Hữu Vi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào