Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ các hoạt động nào từ nguồn ngân sách nhà nước?
Các hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT quy định các hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước như sau:
Các hoạt động được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước
Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV xác định các hoạt động được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP như sau:
1. Đối với nội dung hỗ trợ về tư vấn: thù lao tư vấn cho DNNVV; hoạt động đi khảo sát thực địa, tham dự họp và đi làm việc của cá nhân tư vấn; phiên dịch cho cá nhân tư vấn nước ngoài; hoạt động quản lý của tổ chức tư vấn (trường hợp tư vấn viên là tổ chức).
2. Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 22; điểm c, đ khoản 6 Điều 22; khoản 1 Điều 25; điểm d khoản 3 Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 15, Điều 18 Thông tư này.
3. Đối với nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 11; khoản 1 Điều 22; điểm b, c khoản 3 Điều 22; điểm b, c khoản 4 Điều 25; khoản 5 Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật. Trường hợp không có quy định thì căn cứ các hạng mục công việc ghi tại báo giá của bên cung cấp trên thị trường đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hiệu quả, đáp ứng đúng nhu cầu của DNNVV.
Các hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước gồm thù lao tư vấn cho DNNVV; hoạt động đi khảo sát thực địa, tham dự họp và đi làm việc của cá nhân tư vấn; phiên dịch cho cá nhân tư vấn nước ngoài; hoạt động quản lý của tổ chức tư vấn và các hoạt động khác theo quy định trên.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ các hoạt động nào từ nguồn ngân sách nhà nước? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn quy trình thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Tại Điều 5 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn quy trình thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể:
Hướng dẫn quy trình thực hiện hỗ trợ DNNVV
Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện hỗ trợ DNNVV theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Thành phần hồ sơ đề xuất gồm:
a) Tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, trong đó ghi rõ nội dung và mức ngân sách đề nghị được hỗ trợ, báo giá của bên cung cấp (nếu có).
b) Tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung đề xuất hỗ trợ: Tài liệu xác định DNNVV khởi nghiệp sáng tạo quy định tại khoản 1, 2 Điều 14 Thông tư này; xác định DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến quy định tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này; các tài liệu liên quan trực tiếp khác (nếu có).
2. Đối với nội dung hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này.
3. Đối với nội dung hỗ trợ về công nghệ, tư vấn, hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 11, khoản 2 Điều 13, Điều 22, Điều 25 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP (mẫu hợp đồng tại Phụ lục 1 Thông tư này).
4. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV rà soát hồ sơ, tổng hợp nhu cầu đề xuất hỗ trợ của DNNVV và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ DNNVV theo năm hoặc theo quý. Việc lựa chọn bên cung cấp để triển khai kế hoạch hỗ trợ DNNVV thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Hướng dẫn quy trình thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Thành phần hồ sơ đề xuất gồm: Tờ khai theo mẫu, trong đó ghi rõ nội dung và mức ngân sách đề nghị được hỗ trợ, báo giá của bên cung cấp (nếu có). Tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung đề xuất hỗ trợ.
+ Đối với nội dung hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV: cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện theo quy định. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV rà soát hồ sơ, tổng hợp nhu cầu đề xuất hỗ trợ của DNNVV và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ DNNVV theo năm hoặc theo quý. Việc lựa chọn bên cung cấp để triển khai kế hoạch hỗ trợ DNNVV thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Quản lý hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT việc quản lý hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Quản lý hoạt động hỗ trợ DNNVV
1. Quản lý chung
a) Hoạt động quản lý chung gồm: hoạt động truyền thông về công tác hỗ trợ, nội dung hỗ trợ DNNVV; tổ chức hội nghị, hội thảo hướng dẫn, tổng kết công tác hỗ trợ DNNVV; tổ chức đoàn đánh giá tình hình thực hiện công tác hỗ trợ DNNVV; thực hiện khảo sát nhu cầu hỗ trợ DNNVV để lập kế hoạch và dự toán hỗ trợ cho năm kế hoạch.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư được bố trí tối đa không quá 1% tổng kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ DNNVV hằng năm để thực hiện quản lý chung hoạt động hỗ trợ DNNVV trên phạm vi toàn quốc.
c) Cơ quan đầu mối của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động hỗ trợ DNNVV) và Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các địa phương được bố trí tối đa không quá 2% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV hằng năm để thực hiện quản lý chung hoạt động hỗ trợ DNNVV trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
2. Quản lý trực tiếp các hoạt động hỗ trợ
Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV được bố trí tối đa không quá 5% kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV hàng năm của đơn vị để thực hiện quản lý trực tiếp hoạt động hỗ trợ DNNVV, gồm:
a) Hoạt động hỗ trợ cho DNNVV: đi công tác; làm thêm giờ; thông tin liên lạc; tổ chức các cuộc họp, hội thảo; thuê chuyên gia; hoạt động khảo sát trực tiếp tại doanh nghiệp để quyết định hỗ trợ; các hoạt động phục vụ trực tiếp cho công tác hỗ trợ DNNVV.
b) Hoạt động của Hội đồng lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP: rà soát hồ sơ, tài liệu của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; thuê chuyên gia; làm thêm giờ; thông tin liên lạc; tổ chức các cuộc họp nhằm đánh giá hồ sơ của doanh nghiệp; họp thẩm định kết quả lựa chọn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động của Hội đồng.
c) Hoạt động lựa chọn bên cung cấp theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Quản lý hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Hoạt động quản lý chung gồm:
+ Hoạt động truyền thông về công tác, nội dung hỗ trợ DNNVV; tổ chức hội nghị, hội thảo hướng dẫn, tổng kết công tác hỗ trợ DNNVV; tổ chức đoàn đánh giá tình hình thực hiện công tác hỗ trợ DNNVV; thực hiện khảo sát nhu cầu hỗ trợ DNNVV để lập kế hoạch và dự toán hỗ trợ cho năm kế hoạch.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư được bố trí tối đa không quá 1% tổng kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ DNNVV hằng năm để thực hiện quản lý chung hoạt động hỗ trợ DNNVV trên phạm vi toàn quốc.
+ Cơ quan đầu mối của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các địa phương được bố trí tối đa không quá 2% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV hằng năm để thực hiện quản lý chung hoạt động hỗ trợ DNNVV trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
- Quản lý trực tiếp các hoạt động hỗ trợ: Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV được bố trí tối đa không quá 5% kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV hàng năm của đơn vị để thực hiện quản lý trực tiếp hoạt động hỗ trợ DNNVV.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn