Trong việc quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chung là gì?

Trách nhiệm chung của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì? Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm cụ thể gì trong việc quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì? Trách nhiệm của các cơ quan đối tác Việt Nam trong việc quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì?

Trách nhiệm chung của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì?

Tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 58/2022/NĐ-CP trách nhiệm chung của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc quản lý các tổ chức phi chỉnh phủ nước ngoài:

a) Phối hợp thẩm định về hồ sơ cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại và trong việc đình chỉ, chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khi được yêu cầu;
b) Hướng dẫn, quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
c) Phối hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý và theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Phối hợp trong xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
đ) Chia sẻ thông tin với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi triển khai các chương trình, dự án của tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
e) Phân công một đơn vị thuộc hoặc trực thuộc làm đầu mối quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
g) Chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong nước do cơ quan đó cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành có hợp tác với tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
h) Lập báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất theo yêu cầu, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tới Bộ Ngoại giao và Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo lập theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 18 của tháng cuối kỳ báo cáo. Số liệu báo cáo được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

Trách nhiệm chung của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là

+ Phối hợp thẩm định về hồ sơ cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại và trong việc đình chỉ, chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; Hướng dẫn, quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; Phối hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

+ Phối hợp trong xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu; Chia sẻ thông tin với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi triển khai các chương trình, dự án của tổ chức phi chính phủ nước ngoài; Phân công một đơn vị thuộc hoặc trực thuộc làm đầu mối quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

+ Chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong nước do cơ quan đó cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh có hợp tác với tổ chức phi chính phủ nước ngoài; Lập báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất theo yêu cầu.

Trong việc quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chung là gì?

Trong việc quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chung là gì? (Hình từ Internet)

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm cụ thể gì trong việc quản lý các tổ chức phi chỉnh phủ nước ngoài là gì?

Tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 58/2022/NĐ-CP trách nhiệm cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài:

a) Bộ Công an chịu trách nhiệm phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động vi phạm pháp luật của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và thực hiện quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc bảo vệ, lưu trữ thông tin trong cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về quản lý và hướng dẫn sử dụng viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
c) Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện trong nước, các tổ chức tôn giáo có hợp tác với tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
d) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước về tài chính đối với các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và hướng dẫn về quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước;
đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính vi mô, phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố liên quan tới các khoản viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm cụ thể gì trong việc quản lý các tổ chức phi chỉnh phủ nước ngoài:

+ Bộ Công an nphòng ngừa, đấu tranh với hoạt động vi phạm pháp luật và thực hiện quản lý nhà nước về an ninh trật tự; phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc bảo vệ, lưu trữ thông tin trong cơ sở dữ liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về quản lý và hướng dẫn sử dụng viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

+ Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện trong nước, các tổ chức tôn giáo có hợp tác với tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

+ Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước về tài chính đối với các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài;

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính vi mô, phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố liên quan tới các khoản viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Trách nhiệm của các cơ quan đối tác Việt Nam trong việc quản lý các tổ chức phi chỉnh phủ nước ngoài là gì?

Tại Điều 26 Nghị định 58/2022/NĐ-CP trách nhiệm của các cơ quan đối tác Việt Nam trong việc quản lý các tổ chức phi chỉnh phủ nước ngoài:

Thực hiện các hoạt động hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo đúng nội dung được quy định trong Giấy đăng ký được cấp của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trách nhiệm của các cơ quan đối tác Việt Nam trong việc quản lý các tổ chức phi chỉnh phủ nước ngoài là thực hiện các hoạt động hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo đúng nội dung được quy định trong Giấy đăng ký được cấp của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trân trọng!

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào