Quản lý đề tài ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ có nguyên tắc là gì?
- Nguyên tắc quản lý đề tài ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ là gì?
- Tài trợ hoạt động hợp tác quốc tế trong đề tài ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ được quy định như thế nào?
- Chuyên gia đánh giá đề tài ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ được thực hiện như thế nào?
Nguyên tắc quản lý đề tài ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN quy định về nguyên tắc quản lý đề tài ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ như sau:
1. Quỹ thực hiện đánh giá xét chọn, đánh giá kết quả thực hiện đề tài theo các nguyên tắc sau đây:
a) Đánh giá thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ (sau đây gọi là Hội đồng khoa học) bao gồm các chuyên gia cùng ngành, liên ngành do Quỹ thành lập và chuyên gia tư vấn độc lập (khi cần thiết);
b) Đánh giá dựa trên hồ sơ;
c) Bảo đảm tính khách quan, dân chủ, bình đẳng;
d) Bảo đảm chất lượng nghiên cứu theo chuẩn mực quốc tế.
2. Các đề tài được lựa chọn để tài trợ đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với định hướng nghiên cứu ứng dụng do Quỹ ban hành;
b) Phát triển, áp dụng các kết quả nghiên cứu cơ bản hoặc xác định những phương pháp, cách thức mới để giải quyết những vấn đề cụ thể, phục vụ con người và xã hội.
3. Việc quản lý kinh phí đề tài thực hiện theo Thông tư liên tịch số 55/2015/ TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và các quy định khác có liên quan.
Theo đó, quỹ thực hiện đánh giá xét chọn, đánh giá kết quả thực hiện đề tài theo các nguyên tắc sau đây:
- Đánh giá thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ (sau đây gọi là Hội đồng khoa học) bao gồm các chuyên gia cùng ngành, liên ngành do Quỹ thành lập và chuyên gia tư vấn độc lập (khi cần thiết);
- Đánh giá dựa trên hồ sơ;
- Bảo đảm tính khách quan, dân chủ, bình đẳng;
- Bảo đảm chất lượng nghiên cứu theo chuẩn mực quốc tế.
Quản lý đề tài ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ có nguyên tắc là gì? (Hình từ Internet)
Tài trợ hoạt động hợp tác quốc tế trong đề tài ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN quy định về tài trợ hoạt động hợp tác quốc tế trong đề tài ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ như sau:
Quỹ tài trợ thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong đề tài đối với các nội dung sau đây:
1. Cử thành viên tham gia thực hiện đề tài đi nghiên cứu các nội dung của đề tài ở nước ngoài trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng.
2. Tiếp nhận chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam làm việc, hợp tác nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài.
Như vậy, quỹ tài trợ thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong đề tài đối với các nội dung sau đây:
- Cử thành viên tham gia thực hiện đề tài đi nghiên cứu các nội dung của đề tài ở nước ngoài trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng.
- Tiếp nhận chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam làm việc, hợp tác nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài.
Chuyên gia đánh giá đề tài ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN quy định về chuyên gia đánh giá đề tài ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ như sau:
1. Chuyên gia đánh giá là các nhà khoa học, nhà quản lý được Quỹ mời tư vấn trong các hoạt động đánh giá xét chọn, đánh giá kết quả thực hiện đề tài. Chuyên gia đánh giá phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Chuyên gia đánh giá là nhà khoa học phải có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài: có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc sách chuyên khảo (đối với các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) trong thời gian 05 (năm) năm gần nhất; hoặc là tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian 05 (năm) năm gần nhất hoặc có kết quả nghiên cứu được ứng dụng và kết quả nghiên cứu đó được công bố trong thời gian 10 (mười) năm gần nhất. Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
Chuyên gia đánh giá là nhà quản lý phải hoạt động trong lĩnh vực hoặc làm việc/công tác liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
b) Có điều kiện tham gia công việc tư vấn với trách nhiệm cao, trung thực, khách quan.
2. Chuyên gia đánh giá chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn, đánh giá của mình; giữ bí mật thông tin liên quan về đề tài.
3. Chuyên gia đánh giá không tham gia đánh giá đề tài do mình đăng ký làm chủ nhiệm hoặc tham gia thực hiện, đề tài do tổ chức nơi mình công tác đăng ký chủ trì, đề tài mà chuyên gia có quyền và lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc đánh giá.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo