Hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bảo quản là bao lâu?
Hiện nay, Luật Lý lịch tư phápvà các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật chưa có quy định vềthời hạn bảo quản hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Do vậy, thời hạn bảo quản hồsơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưutrữ.
Theo quy định tại Điều 17 Luật Lưu trữ năm 2011, khoản2 Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ quyđịnh về thời hạn bảo quản tài liệu, bảng thời hạn bảo quản tài liệu phổ biếnthì hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp có thể được duyệt vào nhóm 13. Tài liệu cáclĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ. Theo đó, đối với hồ sơ giải quyết vụ việc tronghoạt động chuyên môn nghiệp vụ, thời hạn bảo quản là vĩnh viễn đối với vụ việcquan trọng và là 20 năm đối với vụ việc khác. Cũng theo quy định tại khoản 2Điều 4 Thông tư số 09/2011/TT-BNV, bảngthời hạn bảo quản tài liệu phổ biến được dùng làm căn cứ xây dựng Bảng thời hạnbảo quản tài liệu chuyên ngành. Các cơ quan, tổ chức quản lý ngành ở Trung ươngcăn cứ vào Thông tư này để cụ thể hóa đầy đủ các lĩnh vực và các nhóm hồ sơ,tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành, đồng thời, quy định thời hạn bảo quảncho các nhóm hồ sơ, tài liệu tương ứng.
Để phù hợp với quy định của pháp luật về lưu trữ, ngày 22tháng 7 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng đã ban hành Quyết định số1904/QĐ-BTP ban hành Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ của Bộ Tưpháp. Theo đó, tại mục 9.8 quy định: “Hồ sơ, tài liệu về cấp Phiếu lý lịch tưpháp, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người nước ngoài bị Tòa án ViệtNam kết án theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thời hạn bảo quảnlà 20 năm”.
Do vậy, đối với hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theoQuyết định số 1904/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thì thực hiện bảo quản hồsơ trong thời hạn 20 năm.
Thư Viện Pháp Luật