Nhiệm vụ chủ yếu về đối ngoại trong chiến lược công tác dân tộc được quy định ra sao?

Nhiệm vụ chủ yếu về đối ngoại trong chiến lược công tác dân tộc như thế nào? Nhiệm vụ chủ yếu về củng cố hệ thống chính trị cơ sở trong chiến lược công tác dân tộc như thế nào? Giải pháp thực hiện nâng cao nhận thức về công tác dân tộc trong chiến lược công tác dân tộc như thế nào? Đảm bảo nguồn lực thực hiện Chiến lược công tác dân tộc được quy định như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Nhiệm vụ chủ yếu về đối ngoại trong chiến lược công tác dân tộc như thế nào?

Tại Tiết g Tiểu mục 2 Mục III Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Nghị quyết 10/NQ-CP năm 2022 có quy định về nhiệm vụ chủ yếu về đối ngoại trong chiến lược công tác dân tộc như sau:

g) Về đối ngoại
- Tăng cường công tác đối ngoại để thu hút nguồn lực đầu tư của cộng đồng quốc tế cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt là các nước có chung đường biên giới với Việt Nam; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng giao lưu với nhân dân các nước láng giềng.
- Gắn kết đối ngoại quân sự, đối ngoại biên phòng, đối ngoại công an với các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc giữ vững an ninh, trật tự tuyến biên giới; phòng chống tội phạm về ma túy, “buôn người”, phối hợp phòng chống khủng bố.
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền đối ngoại góp phần giúp cộng đồng quốc tế hiểu đúng và ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; kịp thời đấu tranh ngăn ngừa những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Nhiệm vụ chủ yếu về đối ngoại trong chiến lược công tác dân tộc là:

- Tăng cường công tác đối ngoại để thu hút nguồn lực đầu tư của cộng đồng quốc tế cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt là các nước có chung đường biên giới với Việt Nam; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng giao lưu với nhân dân các nước láng giềng.

- Gắn kết đối ngoại quân sự, đối ngoại biên phòng, đối ngoại công an với các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc giữ vững an ninh, trật tự tuyến biên giới; phòng chống tội phạm về ma túy, “buôn người”, phối hợp phòng chống khủng bố.

- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền đối ngoại góp phần giúp cộng đồng quốc tế hiểu đúng và ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; kịp thời đấu tranh ngăn ngừa những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Nhiệm vụ chủ yếu về đối ngoại trong chiến lược công tác dân tộc được quy định ra sao?

Nhiệm vụ chủ yếu về đối ngoại trong chiến lược công tác dân tộc được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ chủ yếu về củng cố hệ thống chính trị cơ sở trong chiến lược công tác dân tộc như thế nào?

Tại Tiết h Tiểu mục 2 Mục III Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Nghị quyết 10/NQ-CP năm 2022 có quy định về nhiệm vụ chủ yếu về củng cố hệ thống chính trị cơ sở trong chiến lược công tác dân tộc như sau:

Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, đặc biệt là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm tại khu vực biên giới, vùng căn cứ cách mạng.

Nhiệm vụ chủ yếu về củng cố hệ thống chính trị cơ sở trong chiến lược công tác dân tộc là xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, đặc biệt là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm tại khu vực biên giới, vùng căn cứ cách mạng.

Giải pháp thực hiện nâng cao nhận thức về công tác dân tộc trong chiến lược công tác dân tộc như thế nào?

Tại Tiết a Tiểu mục 3 Mục III Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Nghị quyết 10/NQ-CP năm 2022 có quy định về giải pháp thực hiện nâng cao nhận thức về công tác dân tộc trong chiến lược công tác dân tộc như sau:

a) Nâng cao nhận thức về công tác dân tộc
Quán triệt nghiêm túc và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền và Nhân dân trong thực hiện công tác dân tộc; hiểu rõ vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như các chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở đó nhận thức đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và chủ động thực hiện hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc trong tình hình mới. Chú trọng công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, xóa tình trạng thôn, bản “trắng” đảng viên và tổ chức Đảng.

Đảm bảo nguồn lực thực hiện Chiến lược công tác dân tộc được quy định như thế nào?

Tại Tiết b Tiểu mục 3 Mục III Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Nghị quyết 10/NQ-CP năm 2022 có quy định về đảm bảo nguồn lực thực hiện Chiến lược công tác dân tộc như sau:

b) Đảm bảo nguồn lực thực hiện Chiến lược công tác dân tộc
- Xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp ưu tiên huy động các nguồn lực (vốn ODA, vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài) để thực hiện các mục tiêu Chiến lược công tác dân tộc đề ra. Trong đó kinh phí thực hiện Chiến lược công tác dân tộc được bảo đảm từ ngân sách Nhà nước và huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi để huy động sự tham gia của các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính vi mô trong việc triển khai các gói tín dụng, bảo hiểm vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần phát huy ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực thoát nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đề xuất các chính sách đặc thù để khuyến khích, thu hút và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào