Hồ sơ quản lý đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội được lập như thế nào?
Lập hồ sơ quản lý đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội?
Tại Điều 29 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định lập hồ sơ quản lý đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, như sau:
Cơ sở trợ giúp xã hội phải tiến hành lập và quản lý hồ sơ cá nhân của từng đối tượng. Hồ sơ của đối tượng gồm có:
1. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội quy định tại Điều 27 Nghị định này.
2. Kế hoạch trợ giúp xã hội và các tài liệu liên quan.
3. Quyết định dừng trợ giúp xã hội hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
4. Các văn bản có liên quan đến đối tượng.
Theo đó, hồ sơ quản lý đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
- Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội quy định tại Điều 27 Nghị định này.
- Kế hoạch trợ giúp xã hội và các tài liệu liên quan.
- Quyết định dừng trợ giúp xã hội hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
- Các văn bản có liên quan đến đối tượng.
Hồ sơ quản lý đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội được lập như thế nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội?
Theo Điều 30 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, theo đó:
1. Thẩm quyền dừng trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng.
2. Điều kiện dừng trợ giúp xã hội:
a) Kết thúc quản lý trường hợp theo quyết định của người đứng đầu cơ sở;
b) Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Đối tượng được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi;
d) Đối tượng đủ 16 tuổi. Trường hợp từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi;
đ) Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng;
e) Đối tượng không liên hệ trong vòng 1 tháng;
g) Đối tượng đề nghị dừng hoạt động trợ giúp xã hội;
h) Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
i) Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội;
k) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục dừng trợ giúp xã hội:
a) Đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc người giám hộ, thân nhân hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cha mẹ nuôi quy định tại điểm b, c, d, g khoản 2 Điều này có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này gửi người đứng đầu cơ sở dừng trợ giúp xã hội (nếu có);
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng thuộc quyền quản lý; người đứng đầu cơ sở quyết định dừng trợ giúp xã hội;
c) Lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
Như vậy, thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như trên.
Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên:
1. Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng và kinh phí thực hiện chi trả chính sách; tuyên truyền, xét duyệt đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ và kiểm tra giám sát được thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí bảo đảm để chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
Đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm trong dự toán chi bảo đảm xã hội.
3. Kinh phí chi hoạt động thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ bản và các chi phí khác của cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật. Cơ sở trợ giúp xã hội được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành các khoản 1 và 2 Điều này.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài