Có được trả lại tạm ứng án phí khi rút đơn yêu cầu ly hôn trước khi ra toà không?
Rút đơn yêu cầu ly hôn trước khi ra toà thì có được trả lại tạm ứng án phí không?
Theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự như sau:
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu như sau:
1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.
Điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện như sau:
1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
g) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu vụ án bị đình chỉ giải quyết do nguyên đơn rút đơn xin ly hôn thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người này.
3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau:
3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 472 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại điểm b, c, e, d, g và h khoản 1 Điều 143 của Luật tố tụng hành chính thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.
Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu trong vụ án dân sự vì lý do bị đơn có yêu cầu phản tố rút yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.
Trường hợp Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án dân sự sơ thẩm, phúc thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án, nếu Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do đương sự rút đơn khởi kiện, rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí, án phí được trả lại cho người đã nộp.
Theo quy định trên, thẩm phán sẽ trả lại đơn ly hôn và đình chỉ giải quyết vụ án. Số tiền tạm ứng án phí đã nộp sẽ chỉ được trả lại cho nguyên đơn nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mình. Trường hợp bạn đã rút toàn bộ đơn yêu cầu ly hôn thì sẽ được trả lại toàn bộ số tiền tạm ứng án phí
Có được trả lại tạm ứng án phí khi rút đơn yêu cầu ly hôn trước khi ra toà không? (Hình từ Internet)
Mức nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn là bao nhiêu?
Tại Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định mức tạm ứng án phí trong vụ án ly hôn quy định như sau:
1. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hình sự bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.
3. Mức tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm. Mức tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm bằng mức án phí hành chính phúc thẩm. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hành chính bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
4. Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Mức tạm ứng lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự.
6. Mức tạm ứng lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
Theo quy định trên thì đối với vụ án dân sự là vụ án ly hôn có giá ngạch thì mức nộp tạm ứng án phí sẽ bằng 50% mức án phí mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo