Cần bao nhiêu vốn điều lệ để thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Vốn điều lệ thực có tối thiểu để thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng như sau:
1. Vốn điều lệ thực có tối thiểu tại thời điểm thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng là 100 (một trăm) tỷ đồng do ngân sách cấp tỉnh cấp.
2. Có Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình và được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Đề án phải bao gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
3. Có dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phù hợp với quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
4. Danh sách các thành viên dự kiến của Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm: Chủ tịch, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm những người đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Nghị định này.
Theo đó, vốn điều lệ thực có tối thiểu tại thời điểm thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng là 100 (một trăm) tỷ đồng do ngân sách cấp tỉnh cấp.
Cần bao nhiêu vốn điều lệ để thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa? (Hình từ Internet)
Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các nội dung cơ bản nào?
Theo Điều 6 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định quy trình thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng như sau:
1. Khi có nhu cầu thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Sự cần thiết thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; quy mô, phạm vi, nội dung hoạt động và tác động của việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
b) Phương án và nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, trong đó nêu rõ về nguồn đóng góp vốn điều lệ đã được bố trí trong nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương (thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt) đảm bảo theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
c) Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phù hợp với quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật liên quan;
d) Danh sách các thành viên dự kiến là Chủ tịch, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng Quỹ bảo lãnh tín dụng, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Nghị định này;
đ) Thuyết minh cụ thể về cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này;
e) Phương án tổ chức điều hành hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
g) Phương án tài chính và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng dự kiến trong vòng 05 năm sau khi thành lập và hiệu quả hoạt động dự kiến của Quỹ để chứng minh tính khả thi của việc thành lập.
2. Trường hợp đủ điều kiện thành lập và việc thành lập là khả thi, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt các nội dung về thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm: vốn điều lệ và nguồn hình thành vốn điều lệ, vốn huy động, mô hình và cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động và các nội dung khác liên quan đến Quỹ bảo lãnh tín dụng theo yêu cầu quản lý của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
3. Căn cứ Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi thông báo cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kèm theo Quyết định thành lập và Quyết định ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thông báo công khai việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, ngân sách địa phương có trách nhiệm cấp đủ vốn điều lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Sự cần thiết thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; quy mô, phạm vi, nội dung hoạt động và tác động của việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
- Phương án và nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, trong đó nêu rõ về nguồn đóng góp vốn điều lệ đã được bố trí trong nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương (thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt) đảm bảo theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
- Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phù hợp với quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật liên quan;
- Danh sách các thành viên dự kiến là Chủ tịch, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng Quỹ bảo lãnh tín dụng, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Nghị định này;
- Thuyết minh cụ thể về cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này;
- Phương án tổ chức điều hành hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
- Phương án tài chính và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng dự kiến trong vòng 05 năm sau khi thành lập và hiệu quả hoạt động dự kiến của Quỹ để chứng minh tính khả thi của việc thành lập.
Thông tư 11/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/04/2023.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh