Việc quản trị hàng ngày việc bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường được quy định thế nào?

Quy định về việc quản trị hàng ngày việc bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường ra sao? Đối với việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường được quy định ra sao? Xử lý các tình huống gây dừng hệ thống: Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường ra sao? Nhờ ban biên tập tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

Quy định về việc quản trị hàng ngày việc bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường ra sao?

Tại khoản 2 Điều 6 Quy chế giám sát, quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Điện, lưu điện UPS, điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường, phòng cháy chữa cháy, kiểm soát an ninh ban hành kèm theo Quyết định 2727/QĐ-BTC năm 2015 quy định về việc quản trị hàng ngày việc bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường như sau:

2. Quy định về việc quản trị hàng ngày
a) Hệ thống điều hòa
- Kiểm tra trực tiếp trên thiết bị điều hòa: thông số nhiệt độ, độ ẩm, các cảnh báo.
- Kiểm tra thông số về dòng điện của máy nén.
- Kiểm tra động cơ quạt (gió, độ ồn) và sự kiện (log).
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các tình huống phát sinh của hệ thống.
b) Hệ thống phát hiện chất lỏng
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các tình huống phát sinh của hệ thống.
c) Hệ thống giám sát môi trường
- Kiểm tra tình trạng hoạt động các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm.
- Kiểm tra vị trí đặt các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, đảm bảo cảm biến được đặt đúng vị trí.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan để xử lý các tình huống phát sinh của hệ thống.

Theo đó, quy định về việc quản trị hàng ngày việc bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường được quy định như trên.

Việc quản trị hàng ngày việc bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường được quy định thế nào?

Việc quản trị hàng ngày việc bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Đối với việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường được quy định ra sao?

Tại khoản 3 Điều 6 Quy chế giám sát, quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Điện, lưu điện UPS, điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường, phòng cháy chữa cháy, kiểm soát an ninh ban hành kèm theo Quyết định 2727/QĐ-BTC năm 2015 quy định về việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường như sau:

3. Đối với việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống
- Tần suất thực hiện: Tối thiểu mỗi quý (3 tháng) thực hiện 1 lần.
- Các công việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống:
a) Hệ thống điều hòa
+ Vệ sinh công nghiệp toàn bộ hệ thống điều hòa
+ Kiểm tra trạng thái vật lý của thiết bị (vỏ ngoài, tiếng động lạ)
+ Kiểm tra các cảnh báo, log (sự kiện)
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động các thành phần của dàn nóng: Quạt, bộ điều khiển.
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động các thành phần của dàn lạnh: Bộ lọc, bảng mạch điều khiển, quạt, dây curoa, dàn ngưng tụ, bộ tạo ẩm, van tiết lưu, khay cấp/thoát nước.
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy nén, ống dẫn ga: Rơle áp suất, áp suất đường ống ga, tình trạng rò rỉ của đường ống, thông số về dòng điện.
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động các thành phần điện cấp cho điều hòa: Thiết bị chống quá tải, rơle, dây cáp nguồn, cáp tín hiệu, các điểm đấu nối.
+ Xử lý các vấn đề phát hiện được sau khi kiểm tra hệ thống.
+ Nhận xét, đánh giá hiện trạng của hệ thống và đưa ra những khuyến nghị, dự báo sự cố có thể xảy ra với hệ thống (nếu có).
b) Hệ thống phát hiện chất lỏng
- Kiểm tra trạng thái vật lý của cáp dùng để phát hiện chất lỏng
- Kiểm tra hoạt động của các bảng mạch điều khiển và nguồn điện cấp cho bảng mạch.
- Thử nghiệm phát hiện chất lỏng, kiểm tra việc cảnh báo khi xuất hiện chất lỏng.
- Xử lý các vấn đề phát hiện được sau khi kiểm tra hệ thống.
- Nhận xét, đánh giá hiện trạng của hệ thống và đưa ra những khuyến nghị, dự báo sự cố có thể xảy ra với hệ thống (nếu có).
c) Hệ thống giám sát môi trường
- Vệ sinh các đầu cảm biến.
- Kiểm tra tính chính xác của đầu cảm biến.
- Xử lý các vấn đề phát hiện được sau khi kiểm tra.
- Nhận xét, đánh giá hiện trạng của hệ thống và đưa ra những khuyến nghị, dự báo sự cố có thể xảy ra với hệ thống (nếu có).

Đối với việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường được quy định như trên.

Xử lý các tình huống gây dừng hệ thống: Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường ra sao?

Tại khoản 4 Điều 6 Quy chế giám sát, quản trị hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Điện, lưu điện UPS, điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường, phòng cháy chữa cháy, kiểm soát an ninh ban hành kèm theo Quyết định 2727/QĐ-BTC năm 2015 quy định về việc xử lý các tình huống gây dừng hệ thống: Hệ thống điều hòa, phát hiện chất lỏng, giám sát môi trường như sau:

4. Xử lý các tình huống gây dừng hệ thống
a) Điều hòa bị mất điện đầu vào
- Bộ phận quản trị hệ thống điều hòa thực hiện ngay các việc sau:
+ Gọi cho bộ phận quản trị/quản lý hệ thống điện cung cấp cho điều hòa để phối hợp xử lý.
+ Gọi cho bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT để phối hợp tắt hệ thống (nếu cần).
+ Gọi cho đơn vị cung cấp hoặc bảo hành/bảo trì thiết bị để kiểm tra hoạt động của thiết bị sau khi có điện đầu vào trong trường hợp thiết bị không hoạt động trở lại hoặc hoạt động không bình thường.
+ Báo cáo người quản lý trực tiếp.
- Bộ phận quản trị/quản lý hệ thống điện: Phối hợp với bộ phận quản trị hệ thống điều hòa để xử lý sự cố ngay khi nhận được thông báo về việc mất điện đầu vào.
- Bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT: Phối hợp với bộ phận quản trị hệ thống điều hòa khi được yêu cầu.
b) Điều hòa bị lỗi các cấu phần dẫn đến dừng hoạt động hoặc giảm công suất làm lạnh
- Bộ phận quản trị hệ thống điều hòa thực hiện ngay các việc sau:
+ Gọi cho đơn vị cung cấp hoặc bảo hành/bảo trì thiết bị để kiểm tra, đánh giá và thực hiện bảo hành thiết bị.
+ Đánh giá tác động của sự cố đối với việc đảm bảo công suất lạnh cho hoạt động của các thiết bị CNTT theo yêu cầu thiết kế.
+ Gọi cho bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT để phối hợp giảm tải tiêu thụ điện của thiết bị.
+ Báo cáo người quản lý trực tiếp.
- Bộ phận quản trị thiết bị, ứng dụng CNTT: Phối hợp với bộ phận quản trị hệ thống điều hòa khi được yêu cầu.
c) Hệ thống phát hiện chất lỏng/giám sát môi trường bị lỗi
- Bộ phận quản trị hệ thống phát hiện chất lỏng/giám sát môi trường thực hiện các việc sau:
+ Gọi cho công ty cung cấp thiết bị để xử lý.
+ Báo cáo người quản lý trực tiếp.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giám sát môi trường

Nguyễn Hữu Vi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào