Giữa Kiểm soát viên và Cơ quan đại diện chủ sở hữu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có mối quan hệ như thế nào?
Mối quan hệ giữa Kiểm soát viên và Cơ quan đại diện chủ sở hữu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 54 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kem theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP mối quan hệ giữa Kiểm soát viên và Cơ quan đại diện chủ sở hữu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như sau:
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm:
a) Ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam gồm các nội dung về chế độ hoạt động, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của Kiểm soát viên, quy trình thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và báo cáo khác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giao cho Kiểm soát viên thực hiện, việc phối hợp thực hiện và các nội dung cần thiết khác phù hợp với điều kiện của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;
b) Giám sát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của Kiểm soát viên do mình bổ nhiệm;
c) Thông báo đầy đủ cho Kiểm soát viên quyết định của mình liên quan đến các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 39 Điều lệ này và các quyết định khác liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các báo cáo của Kiểm soát viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải trả lời Kiểm soát viên bằng văn bản về những đề nghị của Kiểm soát viên. Trường hợp Kiểm soát viên xin ý kiến đối với các vấn đề phát sinh đột xuất, có tính cấp bách thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải trả lời, chỉ đạo bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc;
đ) Sau khi quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm: Giao nhiệm vụ cho một đơn vị hoặc cá nhân cụ thể làm đầu mối chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, trả lời các báo cáo và xử lý các công việc liên quan đến hoạt động của Kiểm soát viên; thông báo cho Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các cơ quan liên quan về việc bổ nhiệm Kiểm soát viên và hiệu lực thi hành; chỉ đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan đại diện chủ sở hữu) tổ chức, thu xếp nơi làm việc và các trang thiết bị công tác phục vụ cho công việc của Kiểm soát viên;
e) Trên cơ sở đề xuất của Kiểm soát viên và sự thống nhất của Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt tiêu chuẩn, định mức về cơ sở, vật chất, trang thiết bị làm việc và các khoản chi khác phục vụ hoạt động của Kiểm soát viên tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
2. Ban kiểm soát có trách nhiệm:
a) Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xây dựng chương trình công tác năm, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong quý I hàng năm. Ban kiểm soát làm việc theo chương trình công tác năm đã được phê duyệt. Đối với những trường hợp cần phải kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót và không gây thiệt hại cho Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Ban kiểm soát có thể chủ động thực hiện nhưng phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thời gian sớm nhất có thể;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc quý và 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc năm, Ban kiểm soát phải gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo bằng văn bản về tình hình và nội dung hoạt động của Ban kiểm soát tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 39 Điều lệ này và dự kiến phương hướng, kế hoạch hoạt động trong kỳ tới;
d) Đối với những văn bản, báo cáo của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cần có ý kiến thẩm định của Ban kiểm soát, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, báo cáo, Ban kiểm soát phải gửi báo cáo thẩm định bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu;
đ) Trong quá trình làm việc, Ban kiểm soát/Kiểm soát viên cần phát hiện sớm những sai phạm, những hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ghi nhận lại sự việc, hiện trạng, nêu khuyến cáo, đồng thời chủ động thông báo ngay cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên để có biện pháp xử lý.
Mối quan hệ giữa Kiểm soát viên và Cơ quan đại diện chủ sở hữu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được quy định như trên.
Giữa Kiểm soát viên và Cơ quan đại diện chủ sở hữu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có mối quan hệ như thế nào? (Hình từ Internet)
Các Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có mối quan hệ như thế nào?
Tại Điều 56 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kem theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định mối quan hệ giữa các Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như sau:
1. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả công việc được cơ quan đại diện chủ sở hữu phân công, đồng thời cùng với các Kiểm soát viên khác chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động chung của Ban kiểm soát tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
2. Kiểm soát viên được cơ quan đại diện chủ sở hữu cử làm Trưởng Ban kiểm soát có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các Kiểm soát viên khác vào các báo cáo, chương trình công tác để gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định.
Các Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có mối quan hệ như trên.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân