Miễn nhiệm đối với Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong những trường hợp nào?
- Các trường hợp miễn nhiệm đối với Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam?
- Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bị cách chức trong những trường hợp nào?
- Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết, các quyết định được Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thông qua và kết luận như thế nào?
Các trường hợp miễn nhiệm đối với Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam?
Tại Khoản 1 Điều 41 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kem theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP việc miễn nhiệm đối với Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt nam được thực hiện một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;
b) Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm pháp luật bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
- Bị cấp có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức kỷ luật cách chức.
c) Không đủ năng lực, trình độ, uy tín để thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
- Trong 01 nhiệm kỳ hoặc trong 02 nhiệm kỳ liên tiếp bị 02 lần xử lý kỷ luật liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao;
- Để tổ chức, đơn vị được giao phụ trách mất đoàn kết hoặc làm tổ chức, đơn vị mất đoàn kết theo kết luận của cấp có thẩm quyền;
- Bị cơ quan kiểm tra, thanh tra có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm tư cách đạo đức hoặc vi phạm quy định về những việc đảng viên không được làm đối với người quản lý là đảng viên.
d) Có đơn xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
Các trường hợp miễn nhiệm đối với Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được quy định như trên.
Miễn nhiệm đối với Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bị cách chức trong những trường hợp nào?
Tại Khoản 2 Điều 41 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kem theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bị cách chức trong những trường hợp sau đây:
a) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;
b) Tập đoàn không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân nhưng không được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
c) Bị truy tố và bị Tòa tuyên là có tội;
d) Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của tập đoàn để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Để Tập đoàn vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản; tập đoàn, tổng công ty, công ty thuộc diện tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục để tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không có lý do được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bị cách chức trong những trường hợp quy định trên.
Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết, các quyết định được Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thông qua và kết luận như thế nào?
Tại Khoản 6 Điều 43 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kem theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định:
Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết, các quyết định được Hội đồng thành viên thông qua và kết luận của các cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi thành biên bản. Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của biên bản họp Hội đồng thành viên. Biên bản phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm, mục đích, chương trình họp; danh sách thành viên dự họp; vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận;
b) Số phiếu biểu quyết tán thành và không tán thành đối với trường hợp không áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng hoặc số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến đối với trường hợp có áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng;
c) Các quyết định được thông qua; họ, tên, chữ ký của thành viên dự họp.
Trên đây là quy định về nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết, các quyết định được Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thông qua và kết luận.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân