Việc phòng chống mưa lớn, lũ, ngập lụt và nước dâng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có những biện pháp nào?
- Các biện pháp phòng chống mưa lớn, lũ, ngập lụt và nước dâng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Các biện pháp phòng chống gió mạnh trên biển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
- Các biện pháp phòng chống sạt lở đất, sụt lún đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định ra sao?
Các biện pháp phòng chống mưa lớn, lũ, ngập lụt và nước dâng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 15 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về các biện pháp phòng chống mưa lớn, lũ, ngập lụt và nước dâng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Đối với mưa lớn, lũ (xả lũ), ngập lụt ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án phòng, chống, ứng phó với mưa lớn, xả lũ và ngập lụt tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
2. Đối với mưa lớn ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2 và lũ (xả lũ), ngập lụt, nước dâng ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2, cấp độ 3
Các địa phương, đơn vị thực hiện theo Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập lụt do mưa lớn, triều cường và xả lũ trên địa bàn Thành phố ban hành tại Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Khi vượt quá khả năng ứng phó của Thành phố, báo cáo và đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.
Các biện pháp phòng chống mưa lớn, lũ, ngập lụt và nước dâng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như trên.
Việc phòng chống mưa lớn, lũ, ngập lụt và nước dâng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có những biện pháp nào? (Hình từ Internet)
Các biện pháp phòng chống gió mạnh trên biển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Tại Điều 16 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về các biện pháp phòng chống gió mạnh trên biển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án phòng, chống, ứng phó với gió mạnh trên biển, trong đó tập trung cho công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên biển.
2. Các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện theo Phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển, trong vùng nước cảng biển và công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố ban hành tại Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Các biện pháp phòng chống gió mạnh trên biển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như trên.
Các biện pháp phòng chống sạt lở đất, sụt lún đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định ra sao?
Tại Điều 17 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về các biện pháp phòng chống sạt lở đất, sụt lún đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Đối với sạt lở đất (sạt lở bờ sông, bờ biển), sụt lún đất ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:
- Thông báo thường xuyên và liên tục các vị trí bờ sông, bờ biển có nguy cơ sạt lở để người dân biết, chủ động di dời; tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn.
- Thường xuyên kiểm tra các trường hợp xây dựng công trình trên hành lang bảo vệ bờ sông, bờ biển; nếu phát hiện công trình, vật kiến trúc xây dựng, xâm phạm trái phép thì kiên quyết xử phạt, buộc tháo dỡ, khôi phục lại nguyên trạng; tổ chức cưỡng chế tháo dỡ nếu không chấp hành.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, chủ dự án thực hiện xây dựng công trình phòng, chống sạt lở, bảo vệ bờ sông, bờ biển đúng tiến độ.
- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, phường - xã - thị trấn căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đất tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.
2. Đối với sạt lở đất (sạt lở bờ sông, bờ biển), sụt lún đất ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2:
a) Công tác tổ chức phòng, tránh.
- Tiến hành cắm biển cảnh báo nguy hiểm sạt lở, phân loại mức độ sạt lở và sắp xếp thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, từ đó có biện pháp xử lý sạt lở phù hợp; trong đó, ưu tiên các vị trí tập trung dân cư đông, các công trình trọng điểm, công trình phục vụ quốc phòng - an ninh; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân sinh sống xung quanh để biết và chủ động phòng, tránh;
- Thường xuyên kiểm tra và xử lý đối với những trường hợp vi phạm, lấn chiếm trái phép hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, bờ biển và lập các bến bãi trái phép gây sạt lở trên địa bàn thành phố;
- Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển; thường xuyên tổ chức kiểm tra các tuyến kè bảo vệ bờ sông, bờ biển đã được đầu tư xây dựng để kịp thời phát hiện các vị trí xuống cấp, hư hỏng và có kế hoạch duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn công trình nhằm phát huy hiệu quả phòng, chống sạt lở;
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án sắp xếp, bố trí dân cư phòng tránh thiên tai tại thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
b) Công tác ứng phó và khắc phục hậu quả:
Các sở - ban - ngành, đơn vị Thành phố và các địa phương theo chức năng và nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện theo Quyết định số 16/2019/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn Thành phố. Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ sau:
- Khẩn trương, kịp thời ứng cứu người, trục vớt tài sản và đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sạt lở, sụt lún;
- Tổ chức vận động và hỗ trợ nhân dân di dời, sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn; tổ chức tốt lực lượng thường xuyên chốt chặn tại các vị trí đã xảy ra sạt lở, sụt lún; kiên quyết không để người dân quay lại khu vực sạt lở, sụt lún để di dời tài sản hoặc ở lại các căn nhà có nguy cơ tiếp tục sạt lở, sụt lún; bảo vệ tài sản của hộ dân sau khi đã di dời, sơ tán.
- Kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai;
- Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho Nhân dân.
Trên đây là các biện pháp phòng chống sạt lở đất, sụt lún đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi