Việc mưa lớn, lũ, ngập lụt và nước dâng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp trong chỉ đạo ứng phó như thế nào?
- Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó, phòng, chống với mưa lớn, lũ, ngập lụt và nước dâng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với gió mạnh trên biển: ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó, phòng, chống với sạt lở đất, sụt lún đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó, phòng, chống với mưa lớn, lũ, ngập lụt và nước dâng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 6 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về phân cấp trong chỉ đạo ứng phó, phòng, chống với mưa lớn, lũ, ngập lụt và nước dâng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Đối với mưa lớn, lũ (xả lũ), ngập lụt ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1
a) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn.
b) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Thanh niên xung phong, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của cấp huyện, cấp xã.
c) Phương tiện, trang thiết bị: các loại ca nô, xuồng, trạm bơm, máy bơm nước và các trang thiết bị khác.
2. Đối với mưa lớn ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2 và lũ (xả lũ), ngập lụt, nước dâng ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2, cấp độ 3
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp Thành phố: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và các sở - ban - ngành liên quan.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Thanh niên xung phong, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của Thành phố, cấp huyện, cấp xã.
d) Phương tiện, trang thiết bị: các loại ca nô, tàu thuyền, xuồng, trạm bơm, máy bơm nước, các loại phao, áo phao cứu sinh và các trang thiết khác.
Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó, phòng, chống với mưa lớn, lũ, ngập lụt và nước dâng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như trên.
Việc mưa lớn, lũ, ngập lụt và nước dâng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp trong chỉ đạo ứng phó như thế nào? (Hình từ Internet)
Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với gió mạnh trên biển: ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Tại Điều 7 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với gió mạnh trên biển: ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
2. Cơ quan chỉ huy:
- Cấp Thành phố: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải và các sở - ban - ngành liên quan.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn ven biển của huyện Cần Giờ.
3. Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Thanh niên xung phong, Kiểm ngư, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của Thành phố, huyện Cần Giờ, các xã - thị trấn của huyện Cần Giờ.
4. Phương tiện, trang thiết bị: các loại ca nô, tàu thuyền, xuồng, các loại phao, áo phao cứu sinh và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.
Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với gió mạnh trên biển: ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như trên.
Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó, phòng, chống với sạt lở đất, sụt lún đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
Tại Điều 8 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về phân cấp trong chỉ đạo ứng phó, phòng, chống với sạt lở đất, sụt lún đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Đối với sạt lở đất (sạt lở bờ sông, bờ biển), sụt lún đất ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:
a) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn.
b) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của cấp huyện, cấp xã.
c) Phương tiện, trang thiết bị: máy cẩu, máy xúc, xà lan, ca nô, máy cắt bê tông, máy đục bê tông và các loại trang thiết bị khác.
2. Đối với sạt lở đất (sạt lở bờ sông, bờ biển), sụt lún đất ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp Thành phố: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở - ban - ngành liên quan.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Thanh niên xung phong, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của Thành phố, cấp huyện, cấp xã.
d) Phương tiện, trang thiết bị: máy cẩu, máy xúc, xà lan, ca nô, máy cắt bê tông, máy đục bê tông và các loại trang thiết bị khác.
Trên đây là phân cấp trong chỉ đạo ứng phó, phòng, chống với sạt lở đất, sụt lún đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi