Có đủ điều kiện học lên thạc sĩ không khi đã có trình độ ngoại ngữ HSK4?
1. Đã có trình độ ngoại ngữ HSK4 có đủ điều kiện học lên thạc sĩ không?
Tại Khoản 1 Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
1. Yêu cầu đối với người dự tuyển:
a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;
b) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
TT |
Ngôn ngữ |
Chứng chỉ /Văn bằng |
Trình độ/Thang điểm |
|
Tương đương Bậc 3 |
Tương đương Bậc 4 |
|||
1 |
Tiếng Anh |
TOEFL iBT |
30-45 |
46-93 |
TOEFL ITP |
450-499 |
|
||
IELTS |
4.0 - 5.0 |
5.5 -6.5 |
||
Cambridge Assessment English |
B1 Preliminary/B1 Business Preliminary/ Linguaskill. Thang điểm: 140-159 |
B2 First/B2 Business Vantage/ Linguaskill. Thang điểm: 160-179 |
||
TOEIC (4 kỹ năng) |
Nghe: 275-399 Đọc: 275-384 Nói: 120-159 Viết: 120-149 |
Nghe: 400-489 Đọc: 385-454 Nói: 160-179 Viết: 150-179 |
||
2 |
Tiếng Pháp |
CIEP/Alliance francaise diplomas |
TCF: 300-399 Văn bằng DELF B1 Diplôme de Langue |
TCF: 400-499 Văn bằng DELF B2 Diplôme de Langue |
3 |
Tiếng Đức |
Goethe - Institut |
Goethe-Zertifikat B1 |
Goethe-Zertifikat B2 |
The German TestDaF language certificate |
TestDaF Bậc 3 (TDN 3) |
TestDaF Bậc 4 (TDN 4) |
||
4 |
Tiếng Trung Quốc |
Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK) |
HSK Bậc 3 |
HSK Bậc 4 |
5 |
Tiếng Nhật |
Japanese Language Proficiency Test (JLPT) |
N4 |
N3 |
6 |
Tiếng Nga |
Theo đó, bạn tuy đã có bằng tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh và chứng chỉ tiếng Trung Quốc HSK4 thì bạn vẫn chưa đủ điều kiện để tham gia học thạc sĩ mà còn phải đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
2. Người hướng dẫn luận văn thạc sĩ cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Theo Điều 8 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
1. Học viên theo học chương trình định hướng nghiên cứu phải thực hiện một đề tài nghiên cứu có khối lượng từ 12 đến 15 tín chỉ, kết quả được thể hiện bằng luận văn. Học viên thực hiện luận văn trong thời gian ít nhất 06 tháng.
2. Luận văn là một báo cáo khoa học, tổng hợp các kết quả nghiên cứu chính của học viên, đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có đóng góp về lý luận, học thuật hoặc phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; thể hiện năng lực nghiên cứu của học viên;
b) Phù hợp với các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam;
c) Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về liêm chính học thuật và các quy định hiện hành của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Mỗi học viên có một hoặc hai người hướng dẫn luận văn, trong đó phải có một người là giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo. Tại một thời điểm, một người hướng dẫn độc lập không quá 05 học viên (tính cả số học viên thực hiện học phần tốt nghiệp của chương trình định hướng ứng dụng); trường hợp đồng hướng dẫn 02 học viên được tính tương đương hướng dẫn độc lập 01 học viên.
4. Tiêu chuẩn của người hướng dẫn luận văn:
a) Có trình độ tiến sĩ chuyên môn phù hợp với ngành đào tạo và đề tài luận văn của học viên;
b) Có năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nghiên cứu và trao đổi khoa học quốc tế;
c) Có kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận văn trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm được giao hướng dẫn;
d) Đáp ứng những yêu cầu khác theo chuẩn chương trình đào tạo của ngành, lĩnh vực đào tạo và quy định của cơ sở đào tạo.
5. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về:
a) Tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền hạn của người hướng dẫn;
b) Việc giao đề tài và người hướng dẫn luận văn; thay đổi đề tài, người hướng dẫn; thời gian thực hiện luận văn;
c) Yêu cầu về nội dung chuyên môn, cấu trúc, hình thức và bảo đảm liêm chính học thuật đối với luận văn.
Như vậy, người hướng dẫn luận văn thạc sĩ cần đáp ứng đầy đủ tất cả các điều như trên mới có thể thực hiện việc hướng dẫn viết luận văn thạc sĩ.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài