Tiêu huỷ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong Công an nhân dân?
1. Trường hợp tiêu huỷ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong Công an nhân dân?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định tiêu huỷ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
1. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp sau đây:
a) Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
b) Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;
b) Quá trình tiêu hủy phải tác động làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và loại bỏ hoàn toàn thông tin bí mật nhà nước;
c) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.
3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật;
b) Cán bộ, chiến sĩ đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này.
4. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
b) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan đến bí mật nhà nước cần tiêu hủy;
c) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 3 Điều này ban hành quyết định tiêu hủy;
d) Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan.
5. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
2. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân?
Theo Điều 15 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương về công tác bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
1. Cục An ninh chính trị nội bộ có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Tổng hợp ý kiến Công an các đơn vị, địa phương đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tham mưu lãnh đạo Bộ Công an xây dựng quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân;
d) Sơ kết 6 tháng công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân; sơ kết một năm và tổng kết năm năm một lần công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi toàn quốc;
đ) Chủ trì, phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục Viễn thông và cơ yếu và các đơn vị khác có liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức, địa phương và Công an các đơn vị, địa phương.
2. Công an các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi quản lý;
b) Rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
c) Xây dựng nội quy bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Tham mưu, hướng dẫn các cơ quan, ban, ngành và doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước tại địa phương trong phạm vi quản lý.
4. Đơn vị Công an nhân dân có sự thay đổi về tổ chức như giải thể, sáp nhập thì đơn vị Công an nhân dân tiếp nhận, quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của đơn vị đã giải thể, sáp nhập có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đó.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh