Quyết định về việc trưng cầu giám định có mẫu như thế nào?

Mẫu Quyết định về việc trưng cầu giám định như thế nào? Văn bản về việc trưng cầu giám định được thực hiện theo mẫu như thế nào? Mẫu Kết luận thanh tra được thể hiện như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm!

1. Mẫu Quyết định về việc trưng cầu giám định như thế nào? 

Căn cứ Mẫu số 17-TTr ban hành kèm theo Thông tư 36/2016/TT-NHNN quy định về Mẫu Quyết định về việc trưng cầu giám định như sau:

(1) ……………………….
(2) ……………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /QĐ-……(3)

……….., ngày ….. tháng ….. năm …….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc trưng cầu giám định

......................................................(4)

Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra;

Căn cứ Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 7 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Căn cứ Thông tư số    /2016/TT-NHNN ngày    tháng    năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Ngân hàng;

Căn cứ ………………………………………………………………………………………… (5)

Xét đề nghị của ........................... (6) về việc trưng cầu giám định .............................. (7),

Xét .................................................................................................................................(8),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Trưng cầu……………………(9) thực hiện việc giám định đối với …………… (7).

Điều 2. Kinh phí trưng cầu giám định do …………………… (2) chi trả, trường hợp đối tượng thanh tra có sai phạm thì kinh phí giám định sẽ do đối tượng thanh tra chi trả cho ………..(2).

Điều 3. Các ông (bà) (6), (9) và (10) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 


Nơi nhận:
- (1);
- Như Điều 3;
- Lưu:…

………………………….(4)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_______________

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan ra quyết định trưng cầu giám định.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định trưng cầu giám định.

(4) Người ra quyết định thanh tra.

(5) Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (nếu có).

(6) Trưởng đoàn thanh tra (nếu có).

(7) Đối tượng, nội dung giám định.

(8) Lý do của việc trưng cầu giám định.

(9) Cơ quan, tổ chức thực hiện việc giám định.

(10) Đối tượng thanh tra.

2. Văn bản về việc trưng cầu giám định được thực hiện theo mẫu như thế nào?

Theo Mẫu số 18-TTr ban hành kèm theo Thông tư 36/2016/TT-NHNN quy định về Văn bản về việc trưng cầu giám định được thực hiện theo mẫu như sau:

(1) ……………………….
(2) ……………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /……(3)
V/v trưng cầu giám định

……….., ngày ….. tháng ….. năm …….

 

Kính gửi: ...................................................... (4)

Thực hiện Quyết định thanh tra số... ngày..../..../.... của (5) về việc …………………..(6),

Để làm cơ sở cho kết luận thanh tra, …………. (5) trưng cầu…………………  (4) giám định những nội dung sau đây:

1) ........................................................................................................................................

2) ........................................................................................................................................

Kinh phí giám định do ...................................................... (7) chi trả.

Đề nghị ...................................................... (4) thực hiện việc giám định và cung cấp kết quả giám định cho ...................................................... (2) trước ngày ……/……/………  

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:…

………………………….(5)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_______________

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan ban hành công văn.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành công văn.

(4) Cơ quan, tổ chức được trưng cầu giám định.

(5) Chức danh của người ra quyết định thanh tra.

(6) Tên cuộc thanh tra.

(7) Cơ quan tiến hành thanh tra (trường hợp đối tượng thanh tra có sai phạm thì kinh phí giám định sẽ do đối tượng thanh tra chi trả).

3. Mẫu Kết luận thanh tra được thể hiện như thế nào?

Tại Mẫu số 19-TTr ban hành kèm theo Thông tư 36/2016/TT-NHNN quy định về Mẫu Kết luận thanh tra như sau:

(1) ……………………….
(2) ……………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /KL-……(3)

……….., ngày ….. tháng ….. năm …….

 

KẾT LUẬN THANH TRA

Về việc …………………….. (4)

Thực hiện Quyết định thanh tra số ….. ngày …../…./….. của ………………………………..(5) về …………………...(4) từ ngày ...../…./….. đến ngày .../..../….. Đoàn thanh tra …………………… (6) đã tiến hành thanh tra tại ………………………… (7)

Xét báo cáo kết quả thanh tra …….. ngày ….../..../…… của Trưởng Đoàn thanh tra, ý kiến giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra,

(5) Kết luận như sau:

1. Khái quát chung.

…………………………………………………………………………………………………. (8)

2. Kết quả kiểm tra, xác minh

…………………………………………………………………………………………………. (9)

…………………………………………………………………………..……………………. (10)

3. Kết luận

………………………………………………………………………………………………. (11)

………………………………………………………………………………………………. (12)

4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã áp dụng (nếu có)

………………………………………………………………………………………………. (13)

5. Kiến nghị các biện pháp xử lý

……………………………………………..…..……………………………………………. (14)

 


Nơi nhận:
- (1);
- (7);
- (15);
- (16);
- Lưu:…

…………………… (5)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_______________

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan ban hành kết luận thanh tra.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành kết luận thanh tra.

(4) Tên cuộc thanh tra.

(5) Chức danh của người ra quyết định thanh tra.

(6) Tên Đoàn thanh tra

(7) Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

(8) Khái quát đặc điểm tình hình tổ chức, hoạt động có liên quan đến nội dung thanh tra của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

(9) Nêu kết quả kiểm tra, xác minh thực tế tình hình hoạt động quản lý hoặc sản xuất kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra theo mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ mà quyết định thanh tra đặt ra.

(10) Nhận xét về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; xác định rõ ưu điểm (mặt làm được, làm đúng), nhược điểm (tồn tại thiếu sót, vi phạm - nếu có).

(11) Kết luận về những nội dung được thanh tra, những việc đã làm đúng, làm tốt và có hiệu quả, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm vi phạm, thực hiện chưa đúng chính sách, pháp luật, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân về từng hành vi vi phạm; hậu quả, thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra (nếu có). Trong trường hợp có hành vi tham nhũng thì nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ vi phạm.

(12) Đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro, các rủi ro tiềm ẩn và hiệu quả hệ thống quản trị điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của đối tượng thanh tra; đánh giá tình hình tài chính của đối tượng thanh tra; kết luận khác (nếu có)

(13) Các biện pháp xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã áp dụng trong quá trình tiến hành thanh tra.

(14) Xử lý hành chính; xử lý kinh tế, chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra (nếu có).

(15) Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

(16) Cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mẫu quyết định

Tạ Thị Thanh Thảo

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào